Hiệp Khách Quậy Chỉ cần một vài con sống sót cũng đủ để cứu sống một giống loài – và dưới đây là 5 loài đang nằm bên bờ vực của họa tuyệt chủng. Xin mời đọc tiếp.
Chỉ cần một vài con sống sót cũng đủ để cứu sống một giống loài – và dưới đây là 5 loài đang nằm bên bờ vực của họa tuyệt chủng.
Nếu bạn là kẻ cuối cùng sống sót của giống loài của bạn như chú rùa Galapagos mang tên Lonesome George, thì nếu bạn mà “thủ tiết” thì giống loài của bạn sẽ bị họa diệt vong. Nhưng không phải mọi thứ đều u ám và đã chấm hết. Loài người đã có những bước tiến nhằm cứu lấy những giống loài nằm bên bờ vực tuyệt chủng, thỉnh thoảng có một số thành công thật ngoạn mục.
Thật vậy, các nhà bảo tồn học đang đề xuất lập một “danh sách xanh” của những loài đã hồi phục từ bên bờ vực, giống như Danh sách Đỏ Hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế của những loài đang bị đe dọa.
Để nhắc lại những câu chuyện thành công đó, dưới đây chúng tôi giới thiệu năm loài đã hồi phục lại từ bờ vực tuyệt chủng.
(Ảnh: Putneymark/Flickr)
Chồn sương chân đen
Số lượng ghi nhận thấp nhất: 18
Mustela nigripes là một loài thú nhỏ ở Bắc Mĩ. Chúng chủ yếu ăn những con thú nhỏ gọi là chó thảo nguyên. Những con vậy này phá hoại mùa màng, nên cơ quan chính quyền Mĩ đã làm việc trong nhiều thập kỉ để tiêu diệt chúng – làm đe dọa đến giống chồn sương. Vào cuối những năm 1970, người ta nghĩ rằng chúng đã tuyệt chủng.
Sau đó, vào năm 1981, người ta phát hiện một nhóm thú này ở Wyoming. Số lượng của chúng giảm nhanh và vào năm 1986 chỉ còn lại 18 con. Toàn bộ đã được bắt giữ và một bầy mới đã được nhân giống trong tình trạng quản thúc trong vòng vài năm trước khi được đưa lại thiên nhiên hoang dã vào năm 1991.
Các nỗ lực bảo tồn đã tăng quần thể loài trên lên tới con số hơn 200, nhưng chúng vẫn đang trong tình trạng bị đe dọa.
(Ảnh: Pronghorn Productions)
Cự đà xanh
Số lượng ghi nhận thấp nhất: 15 con trong thiên nhiên hoang dã
Thật trớ trêu là một trong những loài bị đe dọa nhiều nhất, cự đà xanh, có lẽ là loài thằn lằn sống lâu nhất trên thế giới: cá thể già lớn lên tới 67 tuổi. Dài 1,5 mét, tính cả đuôi, chúng có thể thay đổi màu sắc da từ màu xám ngụy trang sang màu xanh đáng sợ khi chúng cần phát tín hiệu thể hiện sự có mặt của chúng.
Chúng đã bị săn đuổi trong nhiều năm bởi các loài chó và mèo hung dữ do con người đưa vào quê hương Caribbe của chúng, Grand Cayman. Vào năm 2002, chỉ còn lại 15 con.
Một nỗ lực bảo tồn lớn kêu gọi Chương trình Phục hồi Loài Cự đà Xanh đã được thiết lập để cứu lấy chúng. Hàng trăm cá thể đã được nhân giống bảo tồn và thả vào thiên nhiên hoang dã.
Thật là một công việc vất vả: vào năm 2005, chỉ còn có 25 con cự đà xanh trong thiên nhiên hoang dã. Tuy nhiên, chúng là những loài biết thích nghi và thông minh, và dường như đặc biệt kháng lại những nỗ lực giao phối gần có hại, cho nên các nhà bảo tồn vẫn đang nuôi hi vọng.
(Ảnh: David Rogers/Getty)
Bồ câu hồng
Số lượng ghi nhận thấp nhất: 10
Trên hòn đảo Mauritius trong Ấn Độ Dương có loài bồ câu hồng hiếm nhất thế giới đang sinh sống. Bồ câu hồng Nesoenas mayeri hiện nay có số lượng hơn 350, nhưng đó là kết quả của hơn hai thập kỉ làm công tác bảo tồn.
Dài 38 cm, nó là một loài bồ câu lớn, và lông của nó có màu sắc dự báo. Trục trặc lớn của nó là bị mất môi trường sống, và nó không được hỗ trợ bởi sự có mặt của loài khỉ hay cướp bóc. Vào năm 1990, chỉ còn lại có 10 con bồ câu hồng, tất cả làm tổ trên cùng một lùm cây.
Những trở ngại của nó hiện nay vẫn chưa được đẩy lùi, và quần thể này hiện đang lai cùng dòng, nhưng có kết hợp với chương trình sinh sản quản thúc, phục hồi môi trường sống và khống chế những loài dã thú, nhằm gia tăng thêm số lượng. Nếu không thì có lẽ nó đã tuyệt chủng.
(Ảnh: Charlie Moores/Mauritian Wildlife Foundation)
Chim sáo đá Bali
Số lượng ghi nhận thấp nhất: 6.
Đa phần những vấn đề chính của loài chim này có thể quy cho vẻ đẹp của nó. Vì diện mạo rất bắt mắt của nó – trắng sáng, với lớp da xanh xung quanh mắt của nó và chóp đen ở hai cánh và đuôi – nó rất nổi tiếng trong thị trường chim cảnh, và kết quả là một mục tiêu săn đuổi đối với những người săn trộm.
Leucopsar rothschildi chỉ sống trên đảo Bali ở Indonesia. Số lượng đã giảm xuống 15 con vào năm 1990, tăng trở lại đến chừng 50 con nhờ những nỗ lực bảo tồn, rồi lại giảm xuống còn có 6 con vào năm 2001 do bị săn trộm.
Việc nhân giống quản thúc đã có tác dụng như mong muốn và vào năm 2008, số lượng hoang dã đã lên đến 106 con trưởng thành và 39 con còn nhỏ. Một bản đánh giá hồi năm ngoái đề xuất rằng loài này không có khả năng bị tuyệt chủng trở lại.
(Ảnh: ImageBroker/FLPA)
Pedder galaxias
Số lượng ghi nhận thấp nhất: Đã tuyệt chủng trong tự nhiên, đang nhân giống trong môi trường nhân tạo.
Năm 1972, giữa một cơn bão phản đối, hồ Pedder ở Tasmania, Australia, đã bị chặn dòng để xây dựng một đập thủy điện. Trong số những thương vong là loài cá mình hoa này, chúng chỉ sống trong hồ nước trên.
Lần cuối cùng người ta trông thấy chúng ở đó là vào năm 1996, và việc đếm số lượng chúng hoàn toàn không hi vọng. Nhưng rốt cuộc rồi chúng cũng đã được cứu.
Một vài cá thể đã được nhân giống trong môi trường nhân tạo, và loài cá trên được thả vào hai cái hồ ở gần đó. Quần thể trong hồ Oberon, nơi chúng được đưa vào năm 1992, đang phát triển thịnh vượng. Một nhóm thứ hai, đưa vào đập Strathgordon năm 1997, đã sống sót nhưng cho đến nay vẫn chưa nhân giống thành công.
(Ảnh: David Jarvis/Inland Fisheries Service, Tasmania)
Theo New Scientist