Processing math: 0%

Thế giới tiếng ồn qua ảnh

Hiệp Khách Quậy Tiếng ồn liên tục, cường độ cao, có thể ảnh hưởng đến trạng thái thần kinh và thể lực. Từ những công việc ồn ào nhất cho đến nơi yên tĩnh nhất trên Trái đất, chúng ta hãy lướt qua một vòng xem tiếng ồn có thể gây ra những trở ngại gì và làm thế nào chúng ta có thể giữ cho mọi thứ yên ả hơn. Xin mời đọc tiếp.

Tiếng ồn liên tục, cường độ cao, có thể ảnh hưởng đến trạng thái thần kinh và thể lực. Từ những công việc ồn ào nhất cho đến nơi yên tĩnh nhất trên Trái đất, chúng ta hãy lướt qua một vòng xem tiếng ồn có thể gây ra những trở ngại gì và làm thế nào chúng ta có thể giữ cho mọi thứ yên ả hơn.

 

Âm thanh thành phố
Ô nhiễm tiếng ồn ở các đô thị có thể có nhiều nguồn gốc phát sinh, nhưng thủ phạm chính là các động cơ xe cộ: âm thanh của tiếng còi xe có thể đạt tới 90 decibel.

Luật pháp Liên minh châu Âu đặt 65 decibel là giới hạn tối đa có thể chấp nhận được của một tiếng ồn liên tục mà con người có chịu đựng nổi vào một ngày bình thường; tiếng ồn ở trên mức đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe và trạng thái thần kinh.

(Ảnh: Scott E. Barbour/Getty)

 

Hiểm họa nghề nghiệp
Nghề khai thác than đặc biệt chịu lượng tiếng ồn nguy hiểm: một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo rằng 90% thợ mỏ than phát triển một số tật thính giác ở tuổi 52, và báo cáo ước tính rằng 70% thợ mỏ nam thuộc mọi loại ngành nghề sẽ bị suy giảm thính giác ở tuổi 60.

(Ảnh: KeystoneUSA-ZUMA/Rex Features)

 

Thành phố không ngủ
Những bản đồ như thế này thể hiện môi trường ồn ào bao quanh những khu vực đô thị rộng lớn. Được sự ủy quyền của bộ môi trường thuộc chính phủ Anh, tấm bản đồ tiếng ồn này của thành London giúp người ta đưa ra chính sách quản lí tiếng ồn.

Những địa điểm ồn ào nhất trên bản đồ được tô màu đỏ và tương ứng với những tuyến đường tấp nập xe cộ. Đại lộ M4 chạy xuyên ra hướng tây thành London, đo được trung bình hơn 75 decibel.

Nội thành London đặc biệt ồn ào hơn khu ngoại thành nhưng cũng có sự chênh lệch đáng kể giữa những khu vực nội thành khác nhau: Westminster, chẳng hạn, luôn ồn ào hơn Tháp Hamlets hay Camden.

Thời gian ban đêm thường là yên ắng hơn, nhưng chỉ tương đối thôi. Thời gian yên ắng đó ở thành London thì ngắn ngủi hơn ở bất cứ nơi nào khác ở nước Anh – nhưng nói chung, các thành phố chưa bao giờ ngủ cả.

(Ảnh: Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông nghiệp Nông thôn Anh)

 

Lặng dần

Công nghệ và chính sách đều có thể kìm hãm tiếng ồn giao thông. Hạn chế tốc độ lái xe, giảm lượng xe tải nặng, cải tạo mặt đường, lốp xe hoặc thiết kế xe, và sử dụng sự điều khiển giao thông để cải tạo dòng xe chạy và giảm sự phanh xe và tăng tốc – tất cả những việc đó đều giúp cắt giảm sự ô nhiễm tiếng ồn.

Những rào chắn tiếng ồn là một phương pháp hiệu quả khác nhằm giảm bớt tiếng ồn đường phố, đường xe lửa, và tiếng ồn công nghiệp. Tường cách âm thường được sử dụng để hấp thụ và làm chệch hướng âm thanh, nhưng những cấu trúc cách tân như Sound Tube thuộc hệ thống xe bus CityLink ở Melbourne giúp biến những thiết kế kiến trúc thành những cấu trúc chức năng.

Các khung thép tạo nên Sound Tube chặn mất sự truyền sóng âm trực tiếp sang những tòa nhà cao tầng lân cận.

(Ảnh: Jason Felmingham)

 

Tương lai phonon

Tác phẩm điêu khắc này của Eusebio Sempere, mang tên Órgano, là một thí dụ của tinh thể phonon, thiết kế tương lai của trần cách âm.

Tinh thể phonon được tạo ra bằng cách sắp xếp các bộ phận, trong trường hợp này là các ống kim loại, để điều khiển dòng âm thanh. Vị trí và kích cỡ của những bộ phận này ngăn không cho nhưng tần số chọn lọc nhất định truyền qua kim loại. Khi các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Vật liệu ở Madrid, Tây Ban Nha, kiểm tra tính chất âm học của Órgano sau 18 năm sáng tạo ra nó, họ nhận thấy nó tạo ra một tinh thể phonon chất lượng tốt.

Nghiên cứu hiện đang triển khai tại Phòng nghiên cứu Vận tải ở Anh quốc để xem những cấu trúc cải tạo như thế này có thể dùng để cắt giảm tiếng ồn đường phố và đường xe điện hay không.

(Ảnh: Eusebio Sempere/Fundación Juan March)

 

Nơi yên tĩnh nhất trên Trái đất

Buồng cách âm được thiết kế hoàn hảo về mặt âm học. Không có âm thanh nào phản xạ khỏi tường, trần nhà hay sàn nhà, và chúng cách li với tiếng ồn bên ngoài. Vì vậy, chúng là nơi lí tưởng để kiểm tra các loa phát hoặc microphone và dùng cho âm học ảo – sự tái tạo âm thanh sảnh hát, đường phố hoặc những nơi khác.

Vào năm 2004, Sách kỉ lục Guinness thế giới tuyên bố buồng cách âm tại Phòng thí nghiệm Orfield ở Minneapolis, Minnesota, là nơi yên tĩnh nhất trên Trái đất. Nó được đo ở mức – 9,4 decibel. Đơn vị decibel mô tả tỉ số của áp suất âm thanh và mức chuẩn tham chiếu lập ở độ nhạy của tai người, vì thế một mức cường độ âm có nghĩa là âm thanh có áp suất quá nhỏ để nghe thấy – đối với chúng ta, điều này tựa như một sự im lặng tuyệt đối.

(Ảnh: Uwe Moser/Action Press/Rex Features)

Nguồn: New Scientist

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm