SeaOrbiter sẽ bắt đầu được xây dựng vào tháng 10

Hiệp Khách Quậy Kiến trúc sư người Pháp Jacques Rougerie đã bỏ ra hơn một thập kỉ để đưa ra ý tưởng SeaOrbiter – một con tàu độc nhất vô nhị, một phần ngầm, một phần nổi. Ý tưởng mới đây đã hoàn tất giai đoạn thiết kế công nghiệp, và việc... Xin mời đọc tiếp.

Kiến trúc sư người Pháp Jacques Rougerie đã bỏ ra hơn một thập kỉ để đưa ra ý tưởng SeaOrbiter – một con tàu độc nhất vô nhị, một phần ngầm, một phần nổi. Ý tưởng mới đây đã hoàn tất giai đoạn thiết kế công nghiệp, và việc xây dựng sẽ bắt đầu vào tháng 10 năm 2012.

 SeaOrbiter được thiết kế sao cho 50% con tàu luôn chìm dưới nước.

SeaOrbiter được thiết kế sao cho 50% con tàu luôn chìm dưới nước.

Phần chìm dưới nước sẽ sâu 31 m dưới mặt đại dương. 

Phần chìm dưới nước sẽ sâu 31 m dưới mặt đại dương.

SeaOrbiter hiện nay là tâm điểm gây chú ý của gian hàng Pháp tại Expo 2012 ở Yeosu, Hàn Quốc.

 Con tàu sẽ có chỗ cho 18 nhà khoa học sinh sống và làm việc.

Con tàu sẽ có chỗ cho 18 nhà khoa học sinh sống và làm việc.

SeaOrbiter có chiều cao thiết kế là 58 m – hơn một nửa chiều dài của sân bóng đá ở Mĩ một chút. Chi phí dự kiến khoảng 52,7 triệu USD.

Rougerie cho biết ông lấy cảm hứng cho SeaOrbiter từ nhà thám hiểm đại dương Jacques Cousteau và nhà hải dương học Sylvia Earle, những người đã có phòng thí nghiệm dưới nước Tektite hồi năm 1969. 

Rougerie cho biết ông lấy cảm hứng cho SeaOrbiter từ nhà thám hiểm đại dương Jacques Cousteau và nhà hải dương học Sylvia Earle, những người đã có phòng thí nghiệm dưới nước Tektite hồi năm 1969.

Theo CNN, nhà hải dương học danh tiếng Sylvia Earle là một nhà tài trợ lớn cho dự án SeaOrbiter. Những nhà tài trợ khác gồm cựu lãnh đạo NASA Dan Goldin và nhà du hành vũ trụ Jean-Loup Chretien. SeaOrbiter còn được sự ủng hộ của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) giúp phát triển những công nghệ cần thiết và thiết kế thân tàu.

 Con tàu sẽ phát điện cấp cho hệ thống sinh hoạt – và sức đẩy để tránh những con tàu khác và tránh bão – từ những nguồn năng lượng có thể hồi phục, như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng sóng. Nhưng chủ yếu, theo các nhà thiết kế, nó sẽ trôi giạt trên các dòng hải lưu.

Con tàu sẽ phát điện cấp cho hệ thống sinh hoạt – và sức đẩy để tránh những con tàu khác và tránh bão – từ những nguồn năng lượng có thể hồi phục, như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng sóng. Nhưng chủ yếu, theo các nhà thiết kế, nó sẽ trôi giạt trên các dòng hải lưu.

 Sẽ có một khoang mở cho các nhà nghiên cứu quan sát những con chim bay di cư.

Sẽ có một khoang mở cho các nhà nghiên cứu quan sát những con chim bay di cư.

Thủy thủ đoàn sẽ khai thác thiết bị quan trắc hải dương và siêu âm, cộng với các đường truyền liên lạc qua vệ tinh. Mục tiêu là theo dõi trực tiếp đại dương, và các sinh vật sống của nó.

 Các nhà thiết kế SeaOrbiter cho biết một tiêu chuẩn mới của sự truyền thông khoa học cho phép các nhà nghiên cứu lần theo và theo dõi sự sống hải dương một cách trực tiếp.

Các nhà thiết kế SeaOrbiter cho biết một tiêu chuẩn mới của sự truyền thông khoa học cho phép các nhà nghiên cứu lần theo và theo dõi sự sống hải dương một cách trực tiếp.

KaDick – thuvienvatly.com
Nguồn: GizMag / CNN

Mời đọc thêm