Hiệp Khách Quậy Trong bức ảnh minh họa này, hành tinh khí khổng lồ Kepler-36c mọc trên bầu trời thế giới anh em của nó, một hành tinh đá núi lửa tên gọi là Kepler-36b. Các nhà thiên văn tại Trung tâm Thiên văn Vật lí Harvard-Smithsonian (CfA) vừa công bố một nghiên cứu về hai thế giới này hôm 21 tháng 6, 2012. Họ nói... Xin mời đọc tiếp.
Trong bức ảnh minh họa này, hành tinh khí khổng lồ Kepler-36c mọc trên bầu trời thế giới anh em của nó, một hành tinh đá núi lửa tên gọi là Kepler-36b. Các nhà thiên văn tại Trung tâm Thiên văn Vật lí Harvard-Smithsonian (CfA) vừa công bố một nghiên cứu về hai thế giới này hôm 21 tháng 6, 2012. Họ nói hai thế giới này cấu thành nên hệ hai hành tinh gần nhất được biết từ trước đến nay. Khi hai hành tinh tiến đến gần nhau nhất, hành tinh khí khổng lồ Kepler-36c sẽ trông to gấp ba lần Mặt trăng tròn khi nhìn từ Trái đất.
Các nhà thiên văn cho biết hai hành tinh trong hệ Kepler-36 này liên tục tiến đến gần nhau, chúng giao hội cách nhau trung bình 97 ngày. Đồng thời, khoảng cách giữa chúng nhỏ hơn khoảng cách từ Mặt trăng đến Trái đất. Nếu đúng như vậy, thì những lần tiếp cận gần sẽ khuấy động những cơn sóng thủy triều hấp dẫn cực mạnh làm cả hai hành tinh bị co giãn. Những lực này có thể gây ra hoạt động núi lửa trên hành tinh Kepler-36b.
Xuân Nguyễn – thuvienvatly.com
Nguồn: Earthsky.org