Thưởng ngoạn cảnh hoàng hôn trên một hành tinh ngoại

Hiệp Khách Quậy Một trong những điều thú vị của khoa học là có không biết bao nhiêu người thỏa sức tưởng tượng để gợi lên những ý tưởng, những khái niệm, và trong một số trường hợp, những hình ảnh thật sự hiện ra trong đầu họ, và rồi họ sử dụng những công cụ có trong tay để mang những ý tưởng như thế ra ánh sáng cho... Xin mời đọc tiếp.

Một trong những điều thú vị của khoa học là có không biết bao nhiêu người thỏa sức tưởng tượng để gợi lên những ý tưởng, những khái niệm, và trong một số trường hợp, những hình ảnh thật sự hiện ra trong đầu họ, và rồi họ sử dụng những công cụ có trong tay để mang những ý tưởng như thế ra ánh sáng cho mọi người đều có thể nhìn rõ.

Một ví dụ như thế là bức ảnh này của giáo sư Frederic Pont, thuộc trường đại học Exeter. Ông đã tưởng tượng ra quang cảnh trước mắt nếu như một người nào đó có thể đi đến một hành tinh khác và lặng lẽ ngồi quan sát mặt trời lặn, giống hệt như nhiều người chúng ta vẫn làm trên Trái đất này. Nhưng Pont không chỉ có tưởng tượng, ông còn khai thác dữ liệu từ một camera gắn trên kính thiên văn vũ trụ Hubble, kiến thức về sự biến thiên màu sắc của ánh sáng khi nó gặp phải những hóa chất nhất định, và mô phỏng trên máy vi tính, để tạo ra một ảnh ảo của cảnh hoàng hôn thật sự khi nhìn từ trên một hành tinh xa xăm nào đó trong vũ trụ.

 Hoàng hôn trên hành tinh HD209458b

Hoàng hôn trên hành tinh HD209458b

Hành tinh vừa nói là hành tinh ngoại (hành tinh ngoài hệ mặt trời) HD209458b, tên hiệu là Osiris, trông khá lớn và quay khá gần ngôi sao của nó. Tại những điểm nhất định, khi hành tinh đi qua giữa chúng ta và ngôi sao của nó, ánh sáng phát ra từ ngôi sao đó đi qua khí quyển của Osiris trước khi đi tới chúng ta. Điều đó cho phép những chuyên gia nghiên cứu hành tinh ngoại như Pont biết được trong khí quyển đó có những chất gì. Và một khi đã biết thành phần khí quyển như thế, người ta có thể suy luận ra màu sắc sẽ trông như thế nào trước đôi mắt trần của chúng ta, nếu chúng ta có thể ngồi trên hành tinh đó và quan sát ngôi sao của nó lặn xuống đường chân trời.

Mặc dù về mặt kĩ thuật chúng ta không thể ngồi trên bề mặt của Osiris, vì nó không có bề mặt giống như Trái đất chúng ta, nhưng hình ảnh như Pont vẽ ra là gần đúng với cái trông thấy, nếu như nó tồn tại, và kết quả trên thật sự ấn tượng. Đây là vì ánh sáng phát ra từ ngôi sao của Osiris cỏ màu trắng, giống như mặt trời của chúng ta, nhưng khi nó đi qua natrium trong khí quyển của Osiris, ánh sáng đỏ bị hấp thụ, để lại ánh sáng sao có màu xanh lam. Nhưng rồi, khi mặt trời của nó lặn xuống, ánh sáng xanh lam bị tán xạ theo kiểu giống như cái xảy ra trên Trái đất chúng ta (tán xạ Rayleigh) làm màu sắc dần dần chuyển sanh xanh lục, và rồi là xanh lục đậm. Và cuối cùng, do sự nhiễu xạ, phần dưới của bức ảnh hơi bị dẹt đi một chút.

Vì thế hiện nay, thay vì thỏa sức tưởng tượng xem mặt trời lặn trên một hành tinh ở cách chúng ta 150 năm ánh sáng trông như thế nào, chúng ta có thể nhìn vào hình ảnh của Pont, và tự quan sát thỏa thích.

Lucky_Rua – thuvienvatly.com
Theo PhysOrg.com

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm