‘Xe lửa vũ trụ’ sẽ tung hoành ngang dọc vào năm 2032

Hiệp Khách Quậy ‘Xe lửa vũ trụ’ có thể chạy ra khỏi khí quyển của Trái đất với chi phí rẻ hơn, và cho phép bốn triệu người mỗi năm đi du lịch vũ trụ. Đó là câu chuyện của 20 năm sau. Xin mời đọc tiếp.

‘Xe lửa vũ trụ’ có thể chạy ra khỏi khí quyển của Trái đất với chi phí rẻ hơn, và cho phép bốn triệu người mỗi năm đi du lịch vũ trụ. Đó là câu chuyện của 20 năm sau.

StarTram – được thiết kế bởi một trong những nhà phát minh của xe lửa ‘lực nâng từ’ sử dụng ở các nước như Trung Quốc chẳng hạn – sẽ được lái trên đường ray tạo bởi những sợi cáp siêu dẫn treo lơ lửng trong không khí bằng lực từ.

Đoàn xe lửa vũ trụ sẽ đi lên quỹ đạo trong thời gian vài giây đồng hồ trong một đường ống kín dài 80 dặm, và các nhà khoa học đứng sau đề xuất trị giá 60 tỉ đô la này khẳng định nó có thể làm cách mạng hóa ngành công nghiệp, cho phép khai thác năng lượng mặt trời giá rẻ từ trên không gian và mang lại sự thịnh vượng khó bề tưởng tượng nổi từ những mỏ khoáng trên các tiểu hành tinh.

 Hệ thống ‘Startram’ sẽ làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển hành khách và hàng hóa lên quỹ đạo

Hệ thống ‘Startram’ sẽ làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển hành khách và hàng hóa lên quỹ đạo, và có thể mở ra một kỉ nguyên mới trong đó loài người bắt đầu khai thác các tiểu hành tinh cho ngành công nghiệp.

‘Stratram được xây dựng trên công nghệ lực nâng từ hiện có và vật lí cơ bản. Một nước tiến bộ có thể xây dựng một hệ thống startram có khả năng phóng 300.000 tấn tải trọng lên quỹ đạo với chi phí chưa tới 40 USD/kg’, các nhà khoa học cho biết.

Hệ thống sẽ ‘bắn’ các capsule lên quỹ đạo, gia tốc một thùng hàng kín lên tới tốc độ 5 dặm/giây với gia tốc 30G bằng những nam châm điện công suất cao.

‘Tài nguyên thuộc hệ mặt trời của chúng ta là hết sức lớn. Năng lượng từ Mặt trời đi tới hành tinh nhỏ bé của chúng ta mỗi ngày gấp chừng 10.000 lần nhu cầu năng lượng hiện nay của chúng ta. Những chất liệu thô tồn đọng trong các tiểu hành tinh và sao chổi có thể giúp tăng trưởng kinh tế trong thiên niên kỉ sắp tới’, các nhà sáng tạo StrarTram cho biết.

Những người đề xuất dự án trên cho biết nó sẽ ‘bước tiến vĩ đại tiếp theo’ trong nền văn minh nhân loại và sẽ mang lại một ‘mạng lưới an toàn’ nếu như sự sống trên Trái đất bị đe dọa bởi chiến tranh hay thiên tai, thảm họa.

‘Một phiên bản chở hàng thuần túy sẽ tiêu tốn cỡ chừng 20 tỉ USD để xây dựng và có thể hoàn thành trong vòng 10 năm. Một phiên bản có khả năng chở người có thể chế tạo với chi phí 60 tỉ USD và hoàn thành trong vòng 20 năm,’ theo phát biểu của nhà thiết kế, nhà vật lí, tiến sĩ James Powell, người đồng phát minh ra hệ thống xe lửa nâng từ (maglev).

Các nhà khoa học NASA đã xem qua công nghệ trên và nói rằng nó khả thi.

‘Nhân loại đang ở vào bình minh của một kỉ nguyên mới. Hoặc là chúng ta sẽ trở thành giống loài tung hoành vũ trụ đích thực, hoặc chúng ta sẽ bị kìm chân trên một hành tinh đông đúc, đầy mâu thuẫn xung đột với tài nguyên đang ngày một cạn kiệt’, các nhà sáng tạo startram nói.

 ‘Bến đỗ’ cho StarTram. Hệ thống sẽ đưa nhân loại bước vào một kỉ nguyên mới.

‘Bến đỗ’ cho StarTram. Hệ thống sẽ đưa nhân loại bước vào một kỉ nguyên mới.

 Một công nhân đang đứng nhìn đoàn xe lửa chở khách đầu tiên trên thế giới sử dụng các nam châm để đẩy nó lên tới tốc độ 270 dặm/giờ ở Thượng Hải.

Một công nhân đang đứng nhìn đoàn xe lửa chở khách đầu tiên trên thế giới sử dụng các nam châm để đẩy nó lên tới tốc độ 270 dặm/giờ ở Thượng Hải. Một trong các nhà thiết kế của xe lửa ‘maglev’ là người hậu thuẫn cho hệ thống StarTram đã đề xuất.

Một xe lửa maglev đang đi vào trạm dừng ở Thượng Hải, Trung Quốc.

Một xe lửa maglev đang đi vào trạm dừng ở Thượng Hải, Trung Quốc. Công nghệ cơ sở của StarTram sẽ tương tự, nhưng ‘đường ray’ sẽ ở trên trời, treo lơ lửng bằng lực từ

Tuy nhiên, các nhà vật lí cảnh báo, StarTram nhất thiết sẽ là một chương trình quốc tế, nếu không sẽ có khả năng có cuộc chạy đua tốn kém và nguy hiểm giữa những nước giàu có. Do đó, nó phải đến từ các bạn, từ mọi người. Công nghệ này quá quan trọng nên tốt nhất đừng để nó thuộc quyền sở hữu của một quốc gia riêng lẻ nào hay rơi vào tay giới quân sự.

123physics – thuvienvatly.com
Nguồn: Daily Mail

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm