Processing math: 100%

nh Cực quang đỏ ở Australia

Hiệp Khách Quậy Vì sao bầu trời nhuốm đỏ? Cực quang đấy. Những cơn bão mặt trời hồi tuần rồi, chủ yếu phát sinh từ vùng vết đen mặt trời đang hoạt động 1402, tạo ra những cơn mưa hạt trên Trái đất kích thích các nguyên tử oxygen ở tầng cao khí quyển của Trái đất. Xin mời đọc tiếp.

Cực quang đỏ ở Australia

Vì sao bầu trời nhuốm đỏ? Cực quang đấy. Những cơn bão mặt trời hồi tuần rồi, chủ yếu phát sinh từ vùng vết đen mặt trời đang hoạt động 1402, tạo ra những cơn mưa hạt trên Trái đất kích thích các nguyên tử oxygen ở tầng cao khí quyển của Trái đất. Khi electron của nguyên tố oxygen bị kích thích rơi xuống trạng thái cơ bản của chúng, chúng phát ra ánh sáng màu đỏ. Khi các nguyên tử oxygen ở thấp hơn trong khí quyển Trái đất bị kích thích, thì ánh sáng sẽ chủ yếu có màu lục. Trong bức ảnh trên, cực quang đỏ rực có thể nhìn thấy ngay phía trên đường chân trời hồi tuần rồi ở gần Flinders, Victoria, Australia. Tuy nhiên, bầu trời đêm hôm đó còn tỏa sáng với những vật thể quen thuộc hơn nhưng xa xăm hơn, bao gồm phần đĩa trung tâm cảu Dải Ngân hà ở bên trái, các thiên hà Đám mây Magellan Lớn và Nhỏ ở bên phải. Vẫn chưa ai giải thích tại sao bầu trời đêm hôm đó lại không đồng thời phát ra ánh sáng màu lục như cực quang thường thấy ở vùng cực bắc.

Ảnh: Alex Cherney (Terrastro, TWAN)

Lucky_Rua – thuvienvatly.com
Theo APOD/NASA

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm