Hiệp Khách Quậy Kính thiên văn vũ trụ Hubble vừa nhận dạng được màu sắc ánh sáng nhìn thấy đích thực của một hành tinh khổng lồ cỡ Mộc tinh nằm cách Trái đất 63 năm ánh sáng và tìm thấy nó có màu xanh cobalt. Không giống như hành tinh xanh Trái đất của chúng ta vốn có màu xanh từ các đại dương trên thế giới, màu xanh... Xin mời đọc tiếp.
Kính thiên văn vũ trụ Hubble vừa nhận dạng được màu sắc ánh sáng nhìn thấy đích thực của một hành tinh khổng lồ cỡ Mộc tinh nằm cách Trái đất 63 năm ánh sáng và tìm thấy nó có màu xanh cobalt. Không giống như hành tinh xanh Trái đất của chúng ta vốn có màu xanh từ các đại dương trên thế giới, màu xanh của hành tinh HD 189733b không phải do nước. Thay vậy, màu xanh cobalt là do những cơn gió khốc liệt thổi 4.500 dặm/giờ quét khắp bề mặt của thế giới xa xôi này, làm nhiệt độ nóng đến mức silicate tan chảy thành những giọt thủy tinh lỏng thổi rắc như mưa.
Hình minh họa hành tinh HD 189733. Ảnh: NASA, ESA, và G. Bacon (STScI).
Hành tinh mới quay xung quanh ngôi sao màu vàng cam HD 189733. Nó là một trong những hành tinh ngoại (hành tinh ngoài hệ mặt trời) gần chúng ta nhất được phát hiện bằng phương pháp đi qua. (Nó có thể được nhìn thấy khi nó đi qua phía trước ngôi sao chủ, nhìn từ phía Trái đất.)
Màu xanh cobalt của hành tinh là do những giọt mưa thủy tinh nóng chảy, chúng làm tán xạ ánh sáng xanh nhiều hơn ánh sáng lục hoặc ánh sáng đỏ.
Màu xanh của hành tinh cung cấp manh mối độc đáo để nghiên cứu khí quyển và thời tiết trên một thế giới ngoài hệ mặt trời quay xung quanh ngôi sao chủ của nó với quỹ đạo gần hơn hành tinh trong cùng nhất của hệ mặt trời của chúng ta.
Thông tin thêm về HD 189733 có tại HubbleSite News Center.
Theo EarthSky.org