Hiệp Khách Quậy Sứ mệnh Voyager 2 phát hiện, ngoài Triton ra, Hải Vương tinh còn có bảy vệ tinh khác. Với đường kính xấp xỉ 400 km, Proteus là vệ tinh lớn thứ hai của Hải Vương tinh. Nó là một trong những vật thể tăm tối nhất trong Hệ Mặt trời và phản xạ rất ít ánh sáng mặt trời. Xin mời đọc tiếp.
Các vệ tinh khác của Hải Vương tinh
Sứ mệnh Voyager 2 phát hiện, ngoài Triton ra, Hải Vương tinh còn có bảy vệ tinh khác. Với đường kính xấp xỉ 400 km, Proteus là vệ tinh lớn thứ hai của Hải Vương tinh. Nó là một trong những vật thể tăm tối nhất trong Hệ Mặt trời và phản xạ rất ít ánh sáng mặt trời. Các hình ảnh Voyager 2 cho thấy Proteus có hình dạng không đều và gần như lổn nhổn. Proteus nằm cách đám mây trên cùng của Hải Vương tinh chừng 92.800 km. Vệ tinh này mất chưa tới 27 giờ để quay trọn vòng xung quanh Hải Vương tinh.
Nereid được phát hiện ra vào năm 1949, khá lâu trước khi Voyager 2 phát hiện ra những vệ tinh khác. Nó là vệ tinh lớn thứ ba của Hải Vương tinh và mang tên của nữ thần biển Hi Lạp. Trong hành trình quỹ đạo của nó, khoảng cách của nó đến hành tinh dao động từ 1.353.600 km đến 9.623.700 km. Vì nằm cách hành tinh quá xa, nên Nereid quay một vòng quanh Hải Vương tinh mất khoảng 360 giờ.
Năm 1989, Voyager 2 phát hiện năm vệ tinh khác của Hải Vương tinh. Xếp theo trình tự từ nhỏ đến lớn, chúng là Larissa, Galatea, Despina, Thalassa, và Naiad. Giống như Triton và Nereid, tên gọi của những vệ tinh này có nguồn gốc từ thần thoại Hi Lạp. Larissa, Galatea, và Despina là nữ thần biển, còn Naiad là một linh hồn nước. Thalassa là mẹ của thần biển.
Halimede, Sao, Laomedeia,
Psamathe và Neso
Kể từ những quan sát Voyager 2, các nhà thiên văn tin rằng Hải Vương tinh chỉ có 8 vệ tinh. Điều đó đúng cho đến năm 2004, khi nhà thiên văn Matthew Holman cùng các nhà khoa học tại Trung tâm Thiên văn Vật lí tìm ra 5 vệ tinh nữa. Mỗi vệ tinh có bề ngang chừng 32 đến 48 km, và quay tròn xung quanh hành tinh ở bên ngoài quỹ đạo của Nereid. Cả năm vệ tinh đều mang tên nữ thần biển trong thần thoại Hi Lạp.
Halimede có bề ngang 61 km và nằm cách Hải Vương tinh gần 15 tỉ km. Sao, bê ngang 40 km, cách Hải Vương tinh 22 tỉ km. Laomedeia cùng kích cỡ với Sao nhưng cách Hải Vương tinh 23 tỉ km. Psamathe chỉ rộng 38 km, và ở xa Hải Vương tinh chừng 46 tỉ km. Neso là vệ tinh ở xa nhất và rộng khoảng 60 km. Nó nằm xa Hải Vương tinh 49 tỉ km.
Giống như những đặc điểm khác của Hải Vương tinh, những vệ tinh này thật không bình thường. Hai trong số những vệ tinh nhỏ bé, kì lạ này quay theo chiều thuận bình thường, còn ba vệ tinh kia thì chuyển động nghịch, giống như kẻ khổng lồ Triton. Tuy nhiên, thật khó nói vệ tinh nào là vệ tinh nào vì khoảng cách xa và kích thước nhỏ của các vệ tinh. Thời gian để chúng quay trọn vòng xung quanh Hải Vương tinh biến thiên từ 5 đến 25 năm. Điều đó cho thấy những vệ tinh bé nhỏ này đều là tàn tích còn thừa lại của một vệ tinh lớn đã bị bắt giữ và xé toạc ra bởi lực hấp dẫn của Triton. Điều đó lí giải nguyên do vì sao ba vệ tinh “quay ngược” quanh Hải Vương tinh.