Hiệp Khách Quậy hải vương tinh, hệ mặt trời, hành tinh thứ tám, Johann Gottfried Galle Xin mời đọc tiếp.
Cuộc tranh luận về hành tinh thứ tám
Trở lại nước Anh, Airy đã nghe nói tới các phép tính cùng sự công bố rộng rãi của Le Verrier. Ngay sau đó, Airy nhận thấy các kết quả của Le Verrier rất giống với công trình của John Adams. Hai nước Anh và Pháp vốn là hai đối thủ kình địch nhau, hơn thua nhau trong hàng thế kỉ. Thật tự nhiên, Airy không muốn nước Pháp nhận lấy vinh quang là đã khám phá ra hành tinh thứ tám. Tháng 7 năm 1846, ông tổ chức một cuộc họp với nhà thiên văn James Challis, người đứng đầu Đài thiên văn Cambridge. Airy đề nghị Challis dùng kính thiên văn của đài tìm kiếm hành tinh thứ tám, “với hi vọng cứu nguy cho vấn đề... hầu như đã không còn hi vọng gì nữa”.
Một cuộc tìm kiếm điên rồ đã diễn ra sau đó. Adams tiếp tục các tính toán của ông, nhưng các phép tính mới của ông không chính xác. Vì Challis không có bản đồ sao cập nhật mới, cho nên ông thường tìm ở mảng trời không đúng. Ngày nay, các nhà sử học biết rằng Challis thật sự nhìn thấy Hải Vương tinh hai lần – vào ngày 8 và 12 tháng 8 – nhưng do các trục trặc với bản đồ sao cũ kĩ và các tính toán sai lầm của Adams, nên ông nghĩ ông chỉ nhìn thấy một ngôi sao nào khác.
Trong khi đó, ở Pháp, Le Verrier cũng gặp trục trặc. Sau khi công bố rộng rãi các kết quả của mình, ông thật sự thất vọng vì chẳng tìm ra nhà thiên văn học người Pháp nào có hứng thú để chứng minh chúng. Sau đó, ông đã gửi các tính toán của mình cho một nhà khoa học bạn bè, người mà ông đang trao đổi các bài báo khoa học. Nhà khoa học đó là nhà thiên văn người Đức Johann Gottfried Galle làm việc tại Đài thiên văn Berlin. Galle nhận được thư và bài báo của Le Verrier vào ngày 23 tháng 9 năm 1846. Ngay trong hôm đó, Galle lao vào làm việc luôn. Sử dụng các tính toán của Le Verrier và làm việc với kính thiên văn và bản đồ sao của đài thiên văn trên, Galle đã tìm thấy hành tinh thứ tám chỉ sau một giờ tìm kiếm. Ngày 25 tháng 9, Galle viết thư cho Le Verrier: “Hành tinh có vị trí như anh tính toán thật sự có tồn tại”.
Phần tiếp theo: Cuộc chiến ngôn từ
Hải Vương tinh - Josepha Sherman - Trần Nghiêm dịch