Đánh Giá Năng Lực - Quy luật phân ly

Taluma

500 Lượt tải

Đánh Giá Năng Lực - Quy luật phân ly. Đánh Giá Năng Lực - Quy luật phân ly
Để download tài liệu Đánh Giá Năng Lực - Quy luật phân ly các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục: Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: quy luat phan ly-56110-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: quy luat phan ly


Đánh Giá Năng Lực - Quy luật phân ly

Câu 1:

Đối tượng Menden chọn làm cặp bố mẹ trong nghiên cứu của mình là:

  • (A) Dòng có tính trạng trội
  • (B) Dòng nào cũng được 
  • (C) Dòng có tính trạng lặn
  • (D) Dòng thuần chủng

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Trong các thí nghiệm của Menđen, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, ông nhận thấy ở thế hệ F2

  • (A) Đều có kiểu hình khác bố mẹ.
  • (B) Đều có kiểu hình giống bố mẹ.
  • (C) Có sự phân li theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn.
  • (D) Có sự phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Theo Menđen, nội dung của quy luật phân li là

  • (A) Ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn
  • (B)   F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 1 : 2 : 1.
  • (C) F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội: 1 lặn.
  • (D) Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quyết định, bố mẹ chỉ truyền cho con một trong hai thành viên của cặp nhân tố di truyền đó với xác suất như nhau, nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền của bố hoặc của mẹ. 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Cơ chế chi phối sự di truyền và biểu hiện của một cặp tính trạng tương phản qua các thế hệ theo Menđen là do

  • (A) Sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân.
  • (B) Sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.
  • (C) Sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.
  • (D) Sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Thuyết giao tử thuần khiết giải thích bản chất sự xuất hiện tính trạng lặn ở đời F2 trong thí nghiệm lai 1 tính trạng của Menđen là:

  • (A) Tính trạng lặn không được biểu hiện ở F1 mà chỉ xuất hiện ở F2 với tỉ lệ trung bình là 1/4.
  • (B) Tính trạng lặn chỉ được biểu hiện ở thế đồng hợp lặn.
  • (C) F1 là cơ thể lai nhưng tạo giao tử thuần khiết, trong đó có giao tử mang alen lặn.
  • (D) Trong cơ thể F1, alen lặn bị lấn át bởi alen trội nên đến F2 mới biểu hiện.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:

Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào?

  • (A) 3 hạt vàng : 1 hạt xanh.           
  • (B) 1 hạt vàng : 1 hạt xanh.
  • (C) 100% hạt vàng.
  • (D) 1 hạt vàng : 3 hạt xanh.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:

Tính trạng trội không hoàn toàn được xác định khi

  • (A) Phép lai giữa 2 cá thể được xác định là mang cặp gen dị hợp làm xuất hiện tỉ lệ phân tính 1:2:1
  • (B) Lai phân tích cá thể dị hợp làm xuất hiện tỉ lệ 1: 1.
  • (C) Lai giữa hai bố mẹ thuần chủng, F1 đồng loạt có kiểu hình khác với bố mẹ.
  • (D) Tính trạng đó gồm 3 tính trạng tương ứng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:

Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng thường, trội không hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của phép lai P: Aa x Aa lần lượt là

  • (A) 3:1 và 3:1
  • (B) 3:1 và 1:2:1
  • (C) 1:2:1 và 3:1
  • (D) 1:2:1 và 1:2:1

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

Trong trường hợp gen trội gây chết không hoàn toàn, phép lai giữa 2 cá thể dị hợp sẽ làm xuất hiện tỉ lệ kiểu gen:

  • (A) 1 : 1.
  • (B) 1 :2 : 1.
  • (C) 2 : 1.
  • (D) 3 : 1

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:

Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình 3 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng

  • (A) AA × Aa
  • (B) AA × aa
  • (C) Aa × aa
  • (D) Aa × Aa

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:

Xét một gen gôm 2 alen trội-lặn hoàn toàn nằm trên NST thường. Về kiểu gen của P số loại phép lai cho thế hệ sau đồng tính là

  • (A) 4.
  • (B) 3.
  • (C) 2.
  • (D) 6.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:

Ở người, gen quy định nhóm máu ở 3 alen IA, IB, IO. Alen IA, IBtrội so với IO. Nhóm máu AB do kiểu gen IAIBquy định, nhận xét nào sau đây đúng?

  • (A) Alen IAvà IBtương tác theo trội lặn hoàn toàn
  • (B) Alen IAvà IBtương tác bổ sung
  • (C) Alen IAvà IBtương tác theo trội lặn không hoàn toàn
  • (D) Alen IAvà IBtương tác theo kiểu đồng trội

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:

Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 2 loại kiểu gen?

  • (A) AA × AA
  • (B) AA × aa
  • (C) Aa × aa
  • (D) Aa × Aa

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:

Cho biết alen D quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Tính trạng trung gian sẽ có hoa màu hồng. Theo lí thuyết, phép lai giữa các cây có kiểu gen nào sau đây tạo ra đời con có 3 loại kiểu hình?

  • (A) DD × dd
  • (B) Dd × Dd
  • (C) DD × Dd
  • (D) Dd × dd

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15:

Định luật phân ly độc lập được phát biểu như sau: Khi lai cặp bố mẹ ………. khác nhau về…….cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này………vào sự di truyền của cặp tính trạng kia.

  • (A) Cùng loài; hai hay nhiều; không phụ thuộc
  • (B) Cùng loài; hai; phụ thuộc
  • (C) Thuần chủng; hai; phụ thuộc
  • (D) Thuần chủng; hai hay nhiều; không phụ thuộc

👉 Xem giải chi tiết

Câu 16:

Điều kiện cần để hai tính trạng di truyền theo quy luật phân li độc lập của Menden là:

  • (A) Số lượng con lai phải lớn.
  • (B) Các gen quy định tính trạng phải nằm trên NST thường
  • (C) Bố mẹ phải thuần chủng, tính trạng trội phải trội hoàn toàn.
  • (D) Mỗi tính trạng do một gen quy định, các locut gеп quy định các tính trạng khác nhau phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau và quá trình giảm phân xảy ra bình thường.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 17:

Định luật phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng:

  • (A) Phân ly ngẫu nhiên của các cặp gen trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh
  • (B) Thay đổi vị trí giữa các gen cùng nằm trên 2 NST khác nhau của cặp NST tương đồng
  • (C) Biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối
  • (D) Liên kết giữa các gen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể(NST) tương đồng

👉 Xem giải chi tiết

Câu 18:

Định luật phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng:

  • (A) Phân ly ngẫu nhiên của các cặp gen trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh
  • (B) Biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối
  • (C) Thay đổi vị trí giữa các gen cùng nằm trên 2 NST khác nhau của cặp NST tương đồng
  • (D) Liên kết giữa các gen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể(NST) tương đồng

👉 Xem giải chi tiết

Câu 19:

Ở một loài bọ cánh cứng: A mắt dẹt trội hoàn toàn so với a: mắt lồi; B mắt xám, trội hoàn toàn so với b : mắt trắng. Biết gen nằm trên NST thường và thể mắt dẹt đồng hợp bị chết ngay sau khi được sinh ra. Trong phép lai AaBb × AaBb , người ta thu được 789 cá thể con sống sót. Số cá thể con có mắt lồi màu trắng là

  • (A) 130
  • (B) 260
  • (C) 195
  • (D) 65

👉 Xem giải chi tiết

Câu 20:

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Có bao nhiêu phép lai sau cho kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1?

1. AAbbDd × AaBBDd

2. Aabbdd × aaBbDD

3. aaBbdd × AaBbdd

4. AaBbDd × AabbDD

  • (A) 3
  • (B) 4
  • (C) 1
  • (D) 2

👉 Xem giải chi tiết

Câu 21:

Theo lý thuyết, cơ thể có kiểu gen AaBb khi giảm phân bình thường tạo được số loại giao tử tối đa là

  • (A) 2
  • (B) 3
  • (C) 1.
  • (D) 4

👉 Xem giải chi tiết

Câu 22:

Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 8 loại kiểu gen?

  • (A) aabbDd × AaBbdd.
  • (B) Aabbdd × AaBbdd.
  • (C) AaBbDd × AaBbDd.
  • (D) AabbDd × AaBbdd.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 23:

Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206

Ở đậu Hà Lan, alen quy định kiểu hình hoa đỏ và alen quy định kiểu hình nào sau đây được gọi là 1 cặp alen?

  • (A) Hạt trơn.
  • (B) Quả vàng.
  • (C) Thân cao.
  • (D) Hoa trắng.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 24:

Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì F1 sẽ dị hợp về bao nhiêu cặp gen?

  • (A) 2n
  • (B) 3n
  • (C) n
  • (D) 2n

👉 Xem giải chi tiết

Câu 25:

Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết: Có thể có bao nhiêu kiểu gen khác nhau trong quần thể?

  • (A) 1
  • (B) 9
  • (C) 6    
  • (D) 4     

👉 Xem giải chi tiết

Câu 26:

Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe qua giảm phân sẽ cho số lọai giao tử:

  • (A) 16
  • (B) 6    
  • (C) 8  
  • (D) 12  

👉 Xem giải chi tiết

Câu 27:

Phép lai giữa 2 cá thể khác nhau về 3 tính trạng trội, lặn hoàn toàn AaBbDd x AaBbDd sẽ có:

  • (A) 8 kiểu hình: 12 kiểu gen;
  • (B) 8 kiểu hình: 27 kiểu gen;
  • (C) 4 kiểu hình : 9 kiểu gen;
  • (D) 4 kiểu hình: 12 kiểu gen;

👉 Xem giải chi tiết

Câu 28:

Cho phép lai AaBb × Aabb. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn, theo lý thuyết, kiểu hình (A-B-) ở đời con chiếm tỷ lệ

  • (A) 9/16
  • (B) 3/8 
  • (C) 1/8
  • (D) 1/4  

👉 Xem giải chi tiết

Câu 29:

Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBB giảm phân tạo ra loại giao tử aB chiếm tỉ lệ

  • (A) 50%
  • (B) 15%
  • (C) 25%
  • (D) 100%

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO quy luat phan ly

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia

BÀI VIẾT NỔI BẬT