Đánh Giá Năng Lực - Sự biến đổi tính chất các nguyên tố hóa học. Đánh Giá Năng Lực - Sự biến đổi tính chất các nguyên tố hóa học
Để download tài liệu Đánh Giá Năng Lực - Sự biến đổi tính chất các nguyên tố hóa học các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.
📁 Chuyên mục: Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia
📅 Ngày tải lên: 20/10/2024
📥 Tên file: su bien doi tinh chat cac nguyen to hoa hoc-56075-thuvienvatly.doc (425KB)
🔑 Chủ đề: su bien doi tinh chat cac nguyen to hoa hoc
Đánh Giá Năng Lực - Sự biến đổi tính chất các nguyên tố hóa học
Câu 1: Oxit cao nhất của một nguyên tố R ứng với công thức R2O7. R là nguyên tố nào?
- (A)
Lưu huỳnh (Z=16)
- (B)
Cacbon (Z=6)
- (C)
Clo (Z=17)
- (D)
Nitơ (Z=7)
👉 Xem giải chi tiết
Câu 2: Trong một chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, số oxi hóa cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong oxit biến đổi như thế nào?
- (A)
Tăng dần
- (B)
Tăng dần sau đó giảm dần
- (C)
Giảm dần sau đó tăng dần
- (D)
Giảm dần
👉 Xem giải chi tiết
Câu 3: Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hoá học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có:
- (A)
Cùng số electron s hay p.
- (B)
Số lớp electron như nhau.
- (C)
Số electron như nhau.
- (D)
Số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.
👉 Xem giải chi tiết
Câu 4: Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố:
- (A)
A và C đều đúng.
- (B)
tăng theo chiều tăng của tính kim loại.
- (C)
giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
- (D)
tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
👉 Xem giải chi tiết
Câu 5: Theo quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì
- (A)
kim loại yếu nhất là xesi.
- (B)
kim loại mạnh nhất là liti.
- (C)
phi kim mạnh nhất là flo.
- (D)
phi kim mạnh nhất là oxi.
👉 Xem giải chi tiết
Câu 6: Theo quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì
- (A)
kim loại yếu nhất là xesi.
- (B)
kim loại mạnh nhất là liti.
- (C)
phi kim mạnh nhất là flo.
- (D)
phi kim mạnh nhất là oxi.
👉 Xem giải chi tiết
Câu 7: Trong một chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng dần thì
- (A)
bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần.
- (B)
bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần.
- (C)
bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần.
- (D)
bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim giảm dần.
👉 Xem giải chi tiết
Câu 8: Trong một nhóm A, khi đi từ trên xuống thì
- (A)
độ âm điện giảm dần, tính kim loại tăng dần.
- (B)
độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.
- (C)
độ âm điện tăng dần, tính phi kim tăng dần.
- (D)
độ âm điện tăng dần, tính kim loại tăng dần.
👉 Xem giải chi tiết
Câu 9: Nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p3. Vậy vị trí X trong bảng tuần hoàn và công thức hợp chất khí với hiđro của X là :
- (A)
chu kì 2, nhóm VA, XH2.
- (B)
chu kì 2, nhóm VA, XH3.
- (C)
chu kì 2, nhóm VA, XH4.
- (D)
chu kì 2, nhóm VA, HXO3.
👉 Xem giải chi tiết
Câu 10: Công thức chung của các oxit kim loại nhóm IIA là
- (A)
RO.
- (B)
R2O3
- (C)
R2O.
- (D)
RO2 .
👉 Xem giải chi tiết
Câu 11: Nguyên tố R thuộc nhóm VIA. Công thức oxit cao nhất của R và công thức hợp chất với hiđro là
- (A)
RO3 và RH2
- (B)
RO2 và RH4.
- (C)
R2O7 và RH.
- (D)
R2O5 và RH3.
👉 Xem giải chi tiết
Câu 12: Nguyên tố X thuộc nhóm IA, nguyên tố Y thuộc nhóm VIIA. Hợp chất được tạo nên từ 2 nguyên tố X và Y có công thức phân tử ở dạng:
- (A)
XY2.
- (B)
XY.
- (C)
XY7.
- (D)
X7Y.
👉 Xem giải chi tiết
Câu 13: Kết luận nào sau đây không đúng?
Trong một nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì
- (A)
tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit tăng dần.
- (B)
năng lượng ion hóa giảm dần.
- (C)
độ âm điện giảm dần.
- (D)
tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.
👉 Xem giải chi tiết
Câu 14: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất (trừ các nguyên tố có tính phóng xạ) là
👉 Xem giải chi tiết
Câu 15: Dãy nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại từ trái sang phải
- (A)
K < Na < Al < Mg.
- (B)
Al < Mg < Na < K.
- (C)
Mg < Al < Na < K.
- (D)
Na < K < Mg < Al.
👉 Xem giải chi tiết
Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
Trong một chu kỳ, khi đi từ trái sang phải, qui luật biến thiên tuần hoàn như sau
- (A)
Oxit và hidroxit có tính bazơ giảm dần, tính axit tăng dần.
- (B)
Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.
- (C)
Hoá trị đối với hiđro của phi kim giảm dần từ 4 → 1.
- (D)
Hoá trị cao nhất đối với oxy tăng dần từ 1 → 8.
👉 Xem giải chi tiết
Câu 17: Thứ tự tăng dần tính phi kim của các nguyên tố trong nhóm VIIA là
- (A)
I, Br, Cl, F.
- (B)
I, Br, F, Cl.
- (C)
Br, F, I, Cl.
- (D)
F, Cl, Br, I.
👉 Xem giải chi tiết
Câu 18: Cho 2 nguyên tố X (Z=12) và Y (Z=15). Nhận định nào sau đây là đúng
- (A)
Tính phi kim của X=Y
- (B)
Tính phi kim của X>Y
- (C)
Tính kim loại của X>Y
- (D)
Tính kim loại của Y>X
👉 Xem giải chi tiết
Câu 19: Trong một chu kì khi đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất của nguyên tố đối với oxi:
- (A)
Không đổi
- (B)
Tăng giảm không theo quy luật
- (C)
Giảm dần
- (D)
Tăng dần
👉 Xem giải chi tiết
Câu 20: Hiđroxit nào sau đây có tính axit mạnh nhất?
- (A)
H2SO4
- (B)
H3PO4
- (C)
H2SiO3
- (D)
HClO4
👉 Xem giải chi tiết
Câu 21: Sắp xếp các chất sau theo trật tự tính bazơ tăng dần là:
- (A)
Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH
- (B)
NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2
- (C)
NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3
- (D)
Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH
👉 Xem giải chi tiết