📁 Chuyên mục: Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia
📅 Ngày tải lên: 20/10/2024
📥 Tên file: bai tap su can thiet phai bao ve moi truong co dap an-55948-thuvienvatly.doc (425KB)
🔑 Chủ đề: bai tap su can thiet phai bao ve moi truong co dap an
Môi trường sống của con người trên hành tinh của chúng ta đang bị những tác động tiêu cực, làm ảnh hưởng đến sự sống của toàn bộ sinh vật trên Trái Đất. Các cá nhân, các quốc gia cần chung tay bảo vệ môi trường. Trong chiến lược phát triển của các quốc gia có các hành động nào để bảo vệ môi trường? Cá nhân và cộng đồng có vai trò gì và cần thực hiện các hành động thiết thực nào để bảo vệ môi trường?
Môi trường có vai trò quan trọng như thế nào với đời sống con người?
Môi trường sống của con người đang bị tác động tiêu cực như thế nào?
Tại sao các quốc gia cần quan tâm bảo vệ môi trường?
Để bảo vệ môi trường, các quốc gia cần phải làm gì?
Trong chiến lược phát triển quốc gia, Việt Nam đã có những chương trình, hành động cụ thể nào để bảo vệ môi trường?
Quan sát biểu đồ Hình 7.7 và nhận xét về diện tích, độ che phủ rừng ở Việt Nam qua các năm và tác động của những chính sách của chính phủ trong việc bảo vệ rừng?
Hãy tìm hiểu và thảo luận về ý nghĩa, sự cần thiết của các hoạt động bảo vệ môi trường như: Ngày nước Thế giới, Giờ Trái Đất, …
Đề xuất và lựa chọn phương án thực hiện vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường.
Em đã có các hành động thiết thực nào để hưởng ứng các phong trào bảo vệ môi trường?
Tại sao cá nhân và cộng đồng có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường?
Những nguyên nhân gây ra tác hại đến môi trường sống ở khu dân cư, trường học là gì?
Cá nhân và cộng đồng cần có các hành động thiết thực nào để bảo vệ môi trường?
Giải thích được nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nước biển dâng lên và nêu tác động tiêu cực đến những tỉnh ven biển của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên (hình 1.1). Môi trường tự nhiên gồm các thành phần như đất, nước, không khí, sinh vật, nhiệt độ, độ ẩm, âm thanh, ánh sáng, trường điện từ, chất phóng xạ và các hình thái vật chất khác.
- Kể tên các yếu tố vật lí của môi trường xung quanh ta.
- Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường tự nhiên?
Kể tên các dạng ô nhiễm môi trường mà bạn biết?
Ô nhiễm ánh sáng có tác hại như thế nào?
Trong 4 cách sử dụng đèn đường ở hình 1.3, cách nào ít gây ô nhiễm ánh sáng nhất? Tại sao?
Ô nhiễm ánh sáng ở các dạng khác nhau như ánh sáng xâm nhập không mong muốn, lạm dụng ánh sáng, ánh sáng chói, ánh sáng lộn xộn và ánh sáng chiếm dụng bầu trời. Bạn hãy tìm hiểu thêm về các dạng ô nhiễm ánh sáng này.
Ô nhiễm tiếng ồn có tác hại như thế nào?
Phân tích bảng 1.2 và đưa ra các ví dụ về âm thanh quá to mà bạn đã gặp trong thực tiễn? Âm thanh quá to này đã ảnh hưởng đến bạn như thế nào?
Hiệu ứng nhà kính gây tác hại như thế nào?
a. Tại sao ở Miền Bắc trong những ngày giá rét cần quây ni lông che phủ cho các luống lúa non (mạ)?
b. Tại sao lại không nên để trẻ em một mình trong ô tô đỗ ngoài trời nắng nóng?
Lập bảng so sánh ba tác động tiêu cực đối với môi trường theo mẫu sau.
Lập kế hoạch và thực hiện dự án: Tìm hiểu biện pháp bảo vệ môi trường.
Thảo luận các câu hỏi định hướng:
- Tình trạng ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng hiệu ứng nhà kính ở Việt Nam và địa phương bạn như thế nào?
- Hiện nay có những biện pháp nào nhằm hạn chế ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm âm thanh và ứng phó với tác hại của sự nóng lên toàn cầu gắn với chiến lược phát triển địa phương, quốc gia và toàn cầu?
- Vì sao thực hiện các giải pháp này sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của quê hương, đất nước?
- Cá nhân, gia đình, nhà trường và cộng đồng bạn sinh sống có thể tham gia thực hiện các giải pháp thực hiện các giải pháp này như thế nào?
Lưu ý:
* Cần phân tích sự vận dụng các kiến thức, kĩ năng Vật lí để giải thích các biện pháp đặt ra.
* Nếu có một số kiến thức liên quan chưa học, hãy tìm hiểu ở sách báo và các trang web tin cậy.
Chỉ số hiệu quả môi trường (Environmental Performance Index – EPI) là một loại chỉ số tổng hợp được Trung tâm Chính sách và Luật Môi trường Yale (YCELP) thuộc Đại học Columbia xây dựng với mục đích đánh giá tính bền vững về môi trường tại các quốc gia trên thế giới. Chỉ số EPI của Việt Nam năm 2020 là 33,4/100, xếp thứ 141/180 trên thế giới. Riêng chỉ số về chất lượng không khí, Việt Nam xếp thứ 115/180. Bạn hãy đọc và tìm hiểu thêm về các chỉ số môi trường khác của Việt Nam so với thế giới.