Trắc nghiệm Lý 11 KNTT Bài 19. Thế năng điện có đáp án

Taluma

500 Lượt tải

Trắc nghiệm Lý 11 KNTT Bài 19. Thế năng điện có đáp án. Trắc nghiệm Lý 11 KNTT Bài 19. Thế năng điện có đáp án
Để download tài liệu Trắc nghiệm Lý 11 KNTT Bài 19. Thế năng điện có đáp án các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục: Đề kiểm tra vật lý 11

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: trac nghiem ly 11 kntt bai 19, the nang dien co dap an-55400-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: trac nghiem ly 11 kntt bai 19 the nang dien co dap an


Trắc nghiệm Lý 11 KNTT Bài 19. Thế năng điện có đáp án

Câu 1:

Công của lực điện trong dịch chuyển của một điện tích trong điện trường đều được tính bằng công thức:  A=qEd, trong đó:

  • (A) d là quãng đường đi được của điện tích q.
  • (B)   d   là độ dịch chuyển của điện tích q.
  • (C) d là hình chiếu của độ dịch chuyển trên phương vuông góc với đường sức điện trường.
  • (D)   d   là hình chiếu của độ dịch chuyển trên phương song song với đường sức điện trường.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Công của lực điện trong dịch chuyển của một điện tích q trong điện trường từ điểm  M  đến điểm N không phụ thuộc vào

  • (A) cung đường dịch chuyển.        
  • (B) điện tích q.
  • (C) điện trường  E.    
  • (D) vị trí điểm M .

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Cho một hạt mang điện dương chuyển động từ điểm A đến điểm B, C, D theo các quỹ đạo khác nhau trong điện trường đều như hình vẽ. Gọi A1, A2, A3 lần lượt là công do điện trường sinh ra khi hạt chuyển động trên các quỹ đạo (1), (2), (3). Nhận xét nào sau đây đúng?

Cho một hạt mang điện dương chuyển động từ điểm A đến điểm B, C, D theo các quỹ đạo khác nhau trong điện trường đều như hình vẽ. Gọi A1, A2, A3 lần lượt là công do điện trường sinh ra khi hạt chuyển động trên các quỹ đạo (1), (2), (3). Nhận xét nào sau đây đúng? (ảnh 1)
  • (A)  A1>A3
  • (B)  A1>A2
  • (C)  A2>A3
  • (D)  A3>A1

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Một điện tích q chuyển động từ điểm A đến P theo lộ trình như hình vẽ (A → Q → N → P) trong điện trường đều. Đáp án nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích trên từng đoạn đường?

Một điện tích q chuyển động từ điểm A đến P theo lộ trình như hình vẽ (A → Q → N → P) trong điện trường đều. Đáp án nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích trên từng đoạn đường? (ảnh 1)
  • (A)  AAQ=AQN
  • (B)  AAN=ANP
  • (C)  AAN=AQN
  • (D)  AAQ=AAP

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10-6 C dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5m là

  • (A) 25.10-3 J.   
  • (B) 5.10-3 J.  
  • (C) 2,5.10-3 J. 
  • (D) 5.10-4 J. 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:

Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 2μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là

  • (A) 2 mJ.          
  • (B) 1 mJ.    
  • (C) 1000 J.   
  • (D) 2000 J.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:

Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10-6 C ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5 m là

  • (A) -2,5.10-3 J.      
  • (B) -5.10-3 J. 
  • (C) 2,5.10-3 J.
  • (D) 5.10-3 J. 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:

Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 5μC ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là

  • (A) 5000 J.      
  • (B) – 5000 J.     
  • (C) 5 mJ.   
  • (D) – 5 mJ.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ điện trường 100 V/m thì công của lực điện trường là 50 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là

  • (A) 200 mJ.    
  • (B) 100 mJ.  
  • (C) 50 mJ.    
  • (D) 150 mJ.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:

Một điện tích q = 5.10-8 C di chuyển trong một điện trường đều có cường độ điện trường E = 1000 V/m theo một đường gấp khúc ABC. Đoạn AB dài 20 cm và vectơ độ dời AB làm với các đường sức điện một góc 300. Đoạn BC dài 40 cm và vectơ độ dời BC làm với các đường sức điện một góc 1200. Tính công của lực điện.

  • (A) 1,87.10-6 J.   
  • (B) -1,87.10-6 J. 
  • (C) 1,3.10-6 J.
  • (D) -1,3.10-6 J

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO trac nghiem ly 11 kntt bai 19 the nang dien co dap an

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC Đề kiểm tra vật lý 11

BÀI VIẾT NỔI BẬT