Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 21. Moment lực. Cân bằng của vật rắn có đáp án

Taluma

500 Lượt tải

Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 21. Moment lực. Cân bằng của vật rắn có đáp án. Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 21. Moment lực. Cân bằng của vật rắn có đáp án
Để download tài liệu Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 21. Moment lực. Cân bằng của vật rắn có đáp án các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục:

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: trac nghiem vat li 10 bai 21, moment luc, can bang cua vat ran co dap an-54965-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: trac nghiem vat li 10 bai 21 moment luc can bang cua vat ran co dap an


Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 21. Moment lực. Cân bằng của vật rắn có đáp án

Câu 1:

Đơn vị của moment lực M = F.d là

  • (A) m/s.
  • (B) N.m.
  • (C) kg.m.
  • (D) N.kg.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Cánh tay đòn của lực bằng

  • (A) khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
  • (B) khoảng cách từ trục quay đến trọng tâm của vật.
  • (C) khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
  • (D) khoảng cách từ trong tâm của vật đến giá của trục quay.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục khi

  • (A) lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay
  • (B) lực có giá song song với trục quay
  • (C) lực có giá cắt trục quay
  • (D) lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Khi một vật rắn quay quanh một trục cố định ở trạng thái cân bằng thì tổng moment lực tác dụng lên vật có giá trị

  • (A) bằng không.
  • (B) luôn dương.
  • (C) luôn âm.
  • (D) khác không.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Một lực có độ lớn 10 N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 20 cm. Moment của lực tác dụng lên vật có giá trị là

  • (A) 200 N.m.
  • (B) 200 N/m.
  • (C) 2 N.m.
  • (D) 2 N/m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:

Thanh AB đồng chất, tiết diện đều, trọng lượng 6N, có đầu A tì vào sàn nhà nằm ngang, đầu B được giữ bởi một lò xo BC, độ cứng k = 250 N/m, theo phương thẳng đứng như hình 4. Độ dãn của lò xo khi thanh cân bằng là

Thanh AB đồng chất, tiết diện đều, trọng lượng 6N, có đầu A tì vào sàn nhà nằm ngang, đầu B được giữ bởi một lò xo BC, độ cứng k = 250 N/m, theo phương thẳng đứng như hình 4. Độ dãn của lò xo (ảnh 1)

  • (A) 4,8 cm.
  • (B) 1,2 cm.
  • (C) 3,6 cm.
  • (D) 2,4 cm.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:

Một thanh cứng AB, dài 7 m, có khối lượng không đáng kể, có trục quay O, hai đầu chịu 2 lực F1 và F2. Cho F1 = 50 N ; F2 = 200 N và OA = 2 m. Đặt vào thanh một lực F3 hướng lên và có độ lớn 300 N để cho thanh nằm ngang. Hỏi khoảng cách OC ? 

Một thanh cứng AB, dài 7 m, có khối lượng không đáng kể, có trục quay O, hai đầu chịu 2 lực F1 và F2. Cho F1 = 50 N ; F2 = 200 N và OA = 2 m. Đặt vào thanh một lực F3 hướng lên và có độ lớn 3 (ảnh 1)

  • (A) 1 m.
  • (B) 2 m.
  • (C) 3 m.
  • (D) 4 m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:

Một người nâng một tấm gỗ đồng chất, tiết diện đều, có trọng lượng P = 200 N. Người ấy tác dụng một lực F vào đầu trên của tấm gỗ (vuông góc với tấm gỗ) để giữ cho nó hợp với mặt đất một góc a = 30°. Độ lớn lực F bằng

Một người nâng một tấm gỗ đồng chất, tiết diện đều, có trọng lượng P = 200 N. Người ấy tác dụng một lực F vào đầu trên của tấm gỗ (vuông góc với tấm gỗ) để giữ cho nó hợp với mặt đất một góc  (ảnh 1)

  • (A) 86,6 N.
  • (B) 100 N
  • (C) 50 N.
  • (D) 50,6 N.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

Có đòn bẩy như hình vẽ. Đầu A của đòn bẩy treo một vật có trọng lượng 30 N. Chiều dài đòn bẩy dài 50 cm. Khoảng cách từ đầu A đến trục quay O là 20 cm. Vậy đầu B của đòn bẩy phải treo một vật khác có trọng lượng là bao nhiêu để đòn bẩy cân bằng như ban đầu?

Có đòn bẩy như hình vẽ. Đầu A của đòn bẩy treo một vật có trọng lượng 30 N. Chiều dài đòn bẩy dài 50 cm. Khoảng cách từ đầu A đến trục quay O là 20 cm. Vậy đầu B của đòn bẩy phải treo một vật (ảnh 1)

  • (A) 15 N.
  • (B) 20 N.
  • (C) 25 N.
  • (D) 30 N

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:

Một người dùng búa để nhổ một chiếc đinh. Khi người ấy tác dụng một lực F= 100 N vào đầu búa thì đinh bắt đầu chuyển động. Lực cản của gỗ tác dụng vào đinh bằng

Một người dùng búa để nhổ một chiếc đinh. Khi người ấy tác dụng một lực F= 100 N vào đầu búa thì đinh bắt đầu chuyển động. Lực cản của gỗ tác dụng vào đinh bằng  (ảnh 1)

  • (A) 500 N.
  • (B) 1000 N.
  • (C) 1500 N.
  • (D) 2000 N.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:

Một bu lông nối khung chính và khung sau của xe đạp leo núi cần moment lực 15 N.m để siết chặt. Nếu bạn có khả năng tác dụng lực 40 N lên cờ lê theo một hướng bất kì thì chiều dài tối thiểu của cờ lê để tạo ra moment lực cần thiết là bao nhiêu?

  • (A) 0,38 m.
  • (B) 0,33 m.
  • (C) 0,21 m.
  • (D) 0,6 m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:

Ta cần tác dụng một moment ngẫu lực 12 N.m để làm quay bánh xe như hình vẽ dưới đây. Xác định độ lớn lực tác dụng vào bánh xe ở hình a và hình b. Từ đó, hãy cho biết trường hợp nào sẽ có lợi hơn về lực.

Ta cần tác dụng một moment ngẫu lực 12 N.m để làm quay bánh xe như hình vẽ dưới đây (ảnh 1)
  • (A) Trường hợp a.
  • (B) Trường hợp b.
  • (C) Cả hai trường hợp như nhau.
  • (D) Không xác định được.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:

Một lực có độ lớn 10 N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 20 cm. Mômen của lực tác dụng lên vật có giá trị là:

  • (A) 200 N.m.
  • (B) 200 N/m.
  • (C) 2 N.m.
  • (D) 2 N/m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:

Chọn đáp án đúng.

  • (A) Ngẫu lực là hệ hai lực song song, cùng chiều, bằng nhau về độ lớn tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d.
  • (B) Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, bằng nhau về độ lớn tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d.
  • (C) Ngẫu lực là hệ hai lực song song, cùng chiều, tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d.
  • (D) Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, tác dụng vào một vật và giá của hai lực cách nhau một khoảng d.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15:

Hai lực của ngẫu lực có độ lớn F = 20 N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là d = 30 cm. Mômen của ngẫu lực có độ lớn bằng:

  • (A) M = 0,6 N.m.
  • (B) M = 600 N.m.
  • (C) M = 6 N.m.
  • (D) M = 60 N.m

👉 Xem giải chi tiết

Câu 16:

Một lực 4 N tác dụng vào một vật rắn có trục quay cố định tại O, khoảng cách AO là 50 cm. Độ lớn của moment lực này là

Một lực 4 N tác dụng vào một vật rắn có trục quay cố định tại O, khoảng cách AO là 50 cm. Độ lớn của moment lực này là (ảnh 1)
  • (A) 200 N.m.   
  • (B) 2 N.m.   
  • (C) 20 N.m.  
  • (D) 8 N.m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 17:

Moment lực đối với trục quay là

  • (A) đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó.
  • (B) đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng thương của lực với cánh tay đòn của nó.
  • (C) đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tổng của lực với cánh tay đòn của nó.
  • (D) đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng hiệu của lực với cánh tay đòn của nó.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 18:

Một lực 2 N tác dụng vào thanh rắn như hình vẽ dưới đây. Độ lớn của moment lực là

Một lực 2 N tác dụng vào thanh rắn như hình vẽ dưới đây. Độ lớn của moment lực là (ảnh 1)
  • (A) 2 N.m.
  • (B) 1 N.m.
  • (C) 0,5 2 N.m.
  • (D) 0,5 3 N.m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 19:

Tác dụng cặp ngẫu lực có độ lớn F1 = F2 = F = 10 N vào vật có trục quay và khoảng cách từ giá của mỗi lực đến trục quay là 10 cm. Độ lớn của moment ngẫu lực là

  • (A) 10 N.m.   
  • (B) 20 N.m. 
  • (C) 2 N.m.   
  • (D) 1 N.m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 20:

Người lái xe tác dụng hai lực lên vô lăng như hình vẽ. Đây là cặp lực

Người lái xe tác dụng hai lực lên vô lăng như hình vẽ. Đây là cặp lực (ảnh 1)
  • (A) Cặp lực cân bằng.   
  • (B) Cặp lực trực đối.
  • (C) Cặp ngẫu lực.  
  • (D) Một ngẫu lực.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 21:

Tác dụng ngẫu lực có độ lớn 10 N vào núm xoay của vòi nước như hình. Biết cánh tay đòn của ngẫu lực là 2 cm. Độ lớn của moment ngẫu lực là

Tác dụng ngẫu lực có độ lớn 10 N vào núm xoay của vòi nước như hình. (ảnh 1)
  • (A) 0,1 N.m.  
  • (B) 0,2 N.m. 
  • (C) 2 N.m. 
  • (D) 1 N.m.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 22:

Moment lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5 N và cánh tay đòn là 2 mét.

  • (A) 10 N.     
  • (B) 10 Nm. 
  • (C) 11 N.   
  • (D) 11 Nm.

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO trac nghiem vat li 10 bai 21 moment luc can bang cua vat ran co dap an

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC

BÀI VIẾT NỔI BẬT