Trắc nghiệm Vật Lí 12 dao động tắt dần có đáp án

Taluma

500 Lượt tải

Trắc nghiệm Vật Lí 12 dao động tắt dần có đáp án. Trắc nghiệm Vật Lí 12 dao động tắt dần có đáp án
Để download tài liệu Trắc nghiệm Vật Lí 12 dao động tắt dần có đáp án các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục: Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: trac nghiem vat li 12 dao dong tat dan co dap an-54886-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: trac nghiem vat li 12 dao dong tat dan co dap an


Trắc nghiệm Vật Lí 12 dao động tắt dần có đáp án

Câu 1:

Một con lắc lò xo dao động tắt dần trên mặt phẳng nằm ngang. Cứ sau mỗi chu kì cơ năng giảm 8%. Gốc thế năng tại vị trí của vật mà lò xo không biến dạng. Phần trăm biên độ của con lắc bị mất đi trong hai dao động toàn phần liên tiếp có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • (A) 8%.
  • (B) 10%.
  • (C) 4%.
  • (D) 7%.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Một chất điểm dao động tắt dần có tốc độ cực đại giảm đi 5% sau mỗi chu kỳ. Phần năng lượng của chất điểm bị giảm đi trong một dao động là

  • (A) 5% .
  • (B) 9,75% .
  • (C) 9,9% .
  • (D) 9,5%.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng ngang có độ cứng k, khối lượng m. Đưa vật đến vị trí lò xo dãn a rồi thả nhẹ. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt ngang là m. Độ lớn vận tốc cực đại của vật được xác định bởi biểu thức:

  • (A)  aμmgkkm
  • (B)  aμmgkmk
  • (C)  a+μmgkkm
  • (D)  akm

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng m = 0,3 kg và lò xo có độ cứng k = 300 N/m. Hệ số ma sát giữa vật nhỏ và mặt phẳng ngang là μ = 0,5. Từ vị trí lò xo không biến dạng, người ta kéo vật đến vị trí sao cho lò xo giãn 5 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động, lấy g=10m/s2. Khi đi được quãng đường 12 cm kể từ lúc bắt đầu thả, vận tốc của vật có độ lớn

  • (A) A . 1,0595 m/s
  • (B) B . 1,095 m/s
  • (C) C . 1,595 m/s
  • (D) D . 1,5708 m/s

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Một con lắc lò xo được gắn trên một mặt ngang, vật nhỏ có khối lượng 1 kg, độ cứng của lò xo là 100 N/m. Hệ số ma sát giữa vật nhỏ và mặt ngang là 0,05. Vật nhỏ đang nằm yên tại vị trí cân bằng thì được kéo ra khỏi vị trí đó theo phương song song với trục của lò xo để lò xo dãn ra một đoạn 10 cm rồi buôn nhẹ (lúc t = 0) cho vật dao động tắt dần chậm. Tại thời điểm mà lò xo bị nén nhiều nhất thì lực ma sát đã sinh một công có độ lớn bằng

  • (A) 0,05 J.
  • (B) 0,10 J .
  • (C) 0,095 J .
  • (D) 0,0475 J.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:

Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian:

  • (A) biên độ và gia tốc
  • (B) li độ và gia tốc
  • (C) biên độ và năng lượng
  • (D) biên độ và tốc độ

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng 1 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định, nằm ngang dọc theo trục của lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g=10m/s2. Tốc độ lớn nhất của vật nhỏ đạt được trong quá trình dao động là:

  • (A) 1030 cm/s
  • (B) 206 cm/s
  • (C) 402 cm/s
  • (D) 403 cm/s

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:

Một chất điểm dao động cưỡng bức dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên điều hòa với tần số f. Chu kì của dao động là

  • (A)  12πf
  • (B)  2πf
  • (C) 2f
  • (D)  1f

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

Khi nói về dao động cưỡng bức phát biểu nào sau đây đúng

  • (A) dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức
  • (B) dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức
  • (C) biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức
  • (D) dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:

Chọn câu sai:

  • (A) tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực tuần hoàn
  • (B) ngoại lực tác dụng lên quả lắc đồng hồ là trọng lực của nó
  • (C) quả lắc đồng hồ dao động với tần số bằng tần số riêng của nó
  • (D) tần số của dao động tự do là tần số riêng của nó

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:

Một dao động riêng chịu tác dụng của một ngoại lực tuần hoàn để trở thành một dao động cưỡng bức. Kết luận nào sau đây sai

  • (A) Lực cản môi trường càng lớn thì biên độ dao động cưỡng bức càng bé
  • (B) Biên độ ngoại lực càng lớn thì biên độ dao động cưỡng bức càng lớn
  • (C) Độ chênh lệch tần số dao động riêng với tần số ngoại lực càng lớn thì biên độ dao động càng bé
  • (D) Khi tần số của ngoại lực bằng với tần số dao động riêng thì biên độ dao động cưỡng bức là bé nhất

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:

Phát biểu nào sau đây là sai?

  • (A) Biên độ của dao động riêng phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu
  • (B) Biên độ của dao động duy trì phụ thuộc vào phần năng lượng cung cấp thêm cho dao động trong một chu kì
  • (C) Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực cưỡng bức
  • (D) Biên độ của dao động tắt dần giảm dần theo thời gian

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:

Một chiếc xe chuyển động đều trên một đoạn đường mà cứ 20 m trên đường lại có một rảnh nhỏ. Biết chu kì dao động riêng của khung xe trên lò xo giảm xóc là 2 s. Chiếc xe bị xóc mạnh nhất khi tốc độ của xe là

  • (A) 54 km/h
  • (B) 36 km/h
  • (C) 8 km/h
  • (D) 12 km/h

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:

Một con lắc lò xo dao động điều hòa trong môi tường có lực cản. Tác dụng vào con lắc một ngoại lực cưỡng bức, tuần hoàn F = F0cosωt, tần số góc ω thay đổi được. Khi thay đổi tần số đến giá trị ω13ω1 thì biên độ dao động của hai con lắc đều bằng A1. Khi tần số góc bằng 2ω1 thì biên độ dao động của con lắc là A2. So sánh A11 và A2 ta có 

  • (A) A1 = A2
  • (B)  A1 > A2
  • (C)  A1 < A2
  • (D) A1 = 2A2

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15:

Một con lắc lò xo có độ cứng k = 10 N/m, khối lượng của vật nặng bằng m = 200 g, dao động trên mặt phẳng nằm ngang, được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn 6 cm. Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt phẳng là μ = 0,1. Thời gian chuyển động của vật m từ lúc thả tay đến lúc vật m đi qua vị trí lực đàn hồi của lò xo nhỏ nhất lần đầu tiên là

  • (A) 0,296 s
  • (B) 0,444 s
  • (C) 0,222 s
  • (D) 1,111 s

👉 Xem giải chi tiết

Câu 16:

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 200 g và lò xo có độ cứng 20 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,01. Từ vị trí lò xo không biến dạng, truyền cho vật vận tốc ban đầu 1 m/s thì thấy con lắc dao động tắt dần trong giới hạn đàn hồi của lò xo. Lấy g=10m/s2. Độ lớn của lực đàn hồi cực đại của lò xo trong quá trình dao động bằng

  • (A) 2 N
  • (B) 2,98 N
  • (C) 1,98 N
  • (D) 1,5 N

👉 Xem giải chi tiết

Câu 17:

Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng 2 N/m và vật nhỏ có khối lượng 40 g. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị giãn 20 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g=10m/s2. Kể từ lúc bắt đầu cho đến khi tốc độ của con lắc bắt đầu giảm, thế năng của con lắc lò xo đã giảm một lượng bằng

  • (A) 39,6 mJ
  • (B) 24,4 mJ
  • (C) 79,2 mJ
  • (D) 240 mJ

👉 Xem giải chi tiết

Câu 18:

Con lắc lò xo có độ cứng k = 100 N/m, khối lượng vật nặng m = 1 kg. Vật nặng đang ở vị trí cân bằng, ta tác dụng lên con lắc một ngoại lực biến đổi điều hòa theo thời gian với phương trình F = F0cos10πt . Sau một thời gian ta thấy vật dao động ổn định với biên độ A = 6 cm. Tốc độ cực đại của vật có giá trị bằng

  • (A) 60 cm/s
  • (B) 60π cm/s
  • (C) 0,6 cm/s
  • (D) 6π cm/s

👉 Xem giải chi tiết

Câu 19:

Con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 100 g và lò xo có độ cứng 10 N/m đặt trên mặt phẳng nằm ngang có hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng là 0,2. Đưa vật tới vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi thả nhẹ. Ngay sau khi thả vật, nó chuyển động theo chiều dương. Tốc độ cực đại của vật trong quá trình nó chuyển động theo chiều âm lần đầu tiên là

  • (A) 0,80 m/s
  • (B) 0,40 m/s
  • (C) 0,70 m/s
  • (D) 0,45 m/s 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 20:

Một con lắc lò xo ngang gồm lò xo có độ cứng k = 100 N/m và vật m = 100 g, dao động trên mặt phẳng ngang, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là μ = 0,1. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn 10 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Lấy g=10m/s2. Quãng đường vật đi được từ khi bắt đầu dao động đến khi dừng hẳn là

  • (A) 50 m
  • (B) 5 m
  • (C) 50 cm  
  • (D) 5 cm  

👉 Xem giải chi tiết

Câu 21:

Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 50 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ khối lượng m1 = 100 g. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí lò xo bị nén 10 cm, đặt một vật nhỏ khác có khối lượng m2 = 400 g sát vật m1 rồi thả nhẹ cho hai vật bắt đầu chuyển động dọc theo phương của trục lò xo. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là μ = 0,05. Lấy g=10m/s2. Thời gian từ khi thả đến khi vật m2 dừng lại là

  • (A) 2,16 s
  • (B) 2,21 s 
  • (C) 2,06 s  
  • (D) 0,31 s

👉 Xem giải chi tiết

Câu 22:

Một con lắc lò xo đang dao động tắt dần, người ta đo được độ giảm tương đối của biên độ trong ba chu kì đầu tiên là 10%. Khi đó, độ giảm tương đối của thế năng là

  • (A) 10%
  • (B) 20%
  • (C) 19%
  • (D) 10%

👉 Xem giải chi tiết

Câu 23:

Một con lắc lò xo nằm ngang, lò xo có độ cứng 40 N/m, vật nhỏ có khối lượng 100 g. Hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là 0,2. Lấy g=10m/s2. Ban đầu giữ cho vật sao cho bị nén 5 cm rồi thả nhẹ, con lắc dao động tắt dần. Quãng đường mà vật đi được từ lúc thả vật đến lúc gia tốc của nó đổi chiều lần thứ 3 là

  • (A) 18,5 cm
  • (B) 19,0 cm
  • (C) 21,0 cm
  • (D) 12,5 cm

👉 Xem giải chi tiết

Câu 24:

Một con lắc lò xo nằm ngang có độ cứng k = 40 N/m, vật nhỏ khối lượng m = 100 g, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là  = 0,1. Lấy g=10m/s2. Ban đầu giữ vật sao cho lò xo bị nén 10 cm rồi thả nhẹ. Tốc độ của vật lúc gia tốc của nó đổi chiều lần thứ 4 là:

  • (A) 30 cm/s
  • (B) 8 cm/s
  • (C) 56 cm/s
  • (D) 60 cm/s

👉 Xem giải chi tiết

Câu 25:

Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m = 40 g và lò xo có độ cứng 20 N/m đặt trên một mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là 0,2. Kéo vật đến vị trí lò xo dãn 6,0 cm rồi buông nhẹ. Cho g=10m/s2. Độ nén lớn nhất của lò xo trong quá trình dao động là

  • (A) 5,2 cm
  • (B) 0,8 cm
  • (C) 5,6 cm
  • (D) 6,0 cm

👉 Xem giải chi tiết

Câu 26:

Một con lắc lò xo dao động tắt dần, cơ năng ban đầu của nó là 5 J. Sau 3 chu kỳ kể từ lúc bắt đầu dao động  thì biên độ của nó giảm đi 18%. Phần cơ năng của con lắc chuyển hóa thành nhiệt năng tính trung bình trong mỗi chu kỳ dao động của nó là:

  • (A) 0,365 J
  • (B) 0,546 J
  • (C) 0,600 J
  • (D) 0,445 J

👉 Xem giải chi tiết

Câu 27:

Con lắc lò xo nằm ngang với lò xo có độ cứng k = 12,5 N/m, vật nặng khối lượng m = 50 g. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là µ. Đưa vật đến vị trí lò xo nén 10 cm rồi buông nhẹ. Sau 415s kể từ lúc vật bắt đầu dao động, vật qua vị trí lò xo dãn 4,5 cm lần thứ hai. Lấy π2=10. Hệ số ma sát µ là

  • (A) 0,25
  • (B) 0,2
  • (C) 0,15
  • (D) 0,1

👉 Xem giải chi tiết

Câu 28:

Một con lắc dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm 2,5%. Phần năng lượng của con lắc bị mất đi trong một dao động toàn phần gần đáp số nào nhất?

  • (A) A . 10%. 
  • (B) B . 9,55%. 
  • (C) C . 7,05%. 
  • (D) D . 4,9375%.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 29:

Cho một con lắc dao động tắt dần chậm trong môi trường có ma sát. Nếu sau mỗi chu kì cơ năng của con lắc giảm 5% thì sau 10 chu kì biên độ của nó giảm xấp xỉ

  • (A) 77%
  • (B) 36%
  • (C) 23%
  • (D) 64%

👉 Xem giải chi tiết

Câu 30:

Đồ thị hình bên biểu diễn sự phụ thuộc của li độ theo thời gian của một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật có khối lượng m = 100 g và lò xo có độ cứng K. Trong suốt quá trình dao động vật chịu tác dụng của lực cản có độ lớn không đổi bằng 1 N. Chọn gốc toạ độ ở vị trí lò xo không biến dạng, gốc thời gian lúc vật bắt đầu dao động, lấy π210. Tỷ số giữa tốc độ cực đại và tốc độ trung bình của vật trong suốt quá trình dao động là

Đồ thị hình bên biểu diễn sự phụ thuộc của li độ theo thời gian của một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật có (ảnh 1)

  • (A) 0,9π
  • (B) 0,8π
  • (C) π
  • (D) 0,7π

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO trac nghiem vat li 12 dao dong tat dan co dap an

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia

BÀI VIẾT NỔI BẬT