Trắc nghiệm Phóng xạ có đáp án (Thông hiểu)

Taluma

500 Lượt tải

Trắc nghiệm Phóng xạ có đáp án (Thông hiểu). Trắc nghiệm Phóng xạ có đáp án (Thông hiểu)
Để download tài liệu Trắc nghiệm Phóng xạ có đáp án (Thông hiểu) các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục: Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: trac nghiem phong xa co dap an ,thong hieu,-54851-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: trac nghiem phong xa co dap an thong hieu


Trắc nghiệm Phóng xạ có đáp án (Thông hiểu)

Câu 1:

Sau khi phóng xạ α hạt nhân mẹ chuyển thành hạt nhân mới, hạt nhân mới sẽ bị dịch chuyển như thế nào trong bảng tuần hoàn?

  • (A) Không thay đổi 
  • (B) Tiến 2 ô 
  • (C) Lùi 2 ô 
  • (D) Tăng 4 ô 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Hạt nhân P84210o  phân rã α thành hạt nhân con X. Số nuclon trong hạt nhân X bằng:

  • (A) 82 
  • (B) 210 
  • (C) 124 
  • (D) 206 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Tia phóng xạ nào sau đây không bị lệch trong điện trường?

  • (A) Tia α 
  • (B) Tia β+
  • (C) Tia β-
  • (D) Tia γ 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Tia phóng xạ nào sau đây có khối lượng hạt là lớn nhất?

  • (A) Tia α 
  • (B) Tia β+
  • (C) Tia β- 
  • (D) Tia γ  

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Kết luận nào sau đây về bản chất của các tia phóng xạ không đúng?

  • (A) Tia α là dòng hạt nhân nguyên tử 
  • (B) Tia β  là dòng hạt mang điện 
  • (C) Tia γ là sóng điện từ 
  • (D) Tia α, β, γ đều có chung bản chất là sóng điện từ nhưng có bước sóng khác nhau

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:

Tia nào sau đây là tia phóng xạ?

  • (A) Tia gamma 
  • (B) Tia laze 
  • (C) Tia X 
  • (D) Tia tử ngoại

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:

Đồng vị U92234 sau một chuỗi phóng xạ αβ- biến đổi thành P82206b. Số phóng xạ α và β- trong chuỗi là

  • (A) 7 phóng xạ α , 4 phóng xạ β-
  • (B) 5 phóng xạ α, 5 phóng xạ β-
  • (C) 10 phóng xạ α, 8 phóng xạ β- 
  • (D) 16 phóng xạ α, 12 phóng xạ β-

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:

Trong chuỗi phóng xạ: GZALZ+1AQZ-1A-4QZ-1A-4 các tia phóng xạ được phóng ra theo thứ tự

  • (A)  γ,β-,α
  • (B)  α,β-,γ
  • (C)  β-,α,γ
  • (D)  β-,γ,α

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho từng loại chất phóng xạ?

  • (A) Khối lượng 
  • (B) Số khối 
  • (C) Nguyên tử số 
  • (D) Hằng số phóng xạ

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:

Đại lượng nào của chất phóng xạ không biến thiên cùng quy luật với các đại lượng còn lại nêu sau đây

  • (A) Số hạt nhân phóng xạ còn lại 
  • (B) Số mol chất phóng xạ còn lại 
  • (C) Khối lượng của lượng chất đã phân rã 
  • (D) Hằng số phóng xạ của lượng chất còn lại

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:

Khi nói về tia, phát biểu nào sau đây là sai?

  • (A) Tia γ không mang điện tích 
  • (B) Tia γ có bản chất là sóng điện từ 
  • (C) Tia γ có khả năng đâm xuyên rất mạnh   
  • (D) Tia γ có vận tốc nhỏ hơn vận tốc ánh sáng 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:

Chất Iốt phóng xạ I53131 dùng trong y tế có chu kỳ bán rã 8 ngày đêm. Nếu nhận được 100g chất này thì sau 8 tuần lễ còn bao nhiêu?

  • (A) 0,87 g
  • (B) 0,78 g
  • (C) 7,8g
  • (D) 8,7g

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:

Radon R222a là chất phóng xạ có chu kỳ bán rã T=3,8  ngày. Khối lượng Randon lúc đầu là m=2g . Khối lượng Ra còn lại sau 19 ngày là?

  • (A) 1,9375g        
  • (B) 0,0625g  
  • (C) 1,2415g  
  • (D) 0,7324g       

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:

Hạt nhân P84210o có chu kỳ bán rã T,  phóng xạ α biến đổi thành hạt nhân P82206b. Ban đầu có 200g chất phóng xạP84210o  nguyên chất thì sau một chu kỳ bán rã khối P84210o còn lại là:

  • (A) 100g
  • (B) 150g
  • (C) 50g
  • (D) 200g

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15:

Một chất phóng xạ có chu kỳ bán rã là 3,8 ngày. Sau thời gian 11,4 ngày thì độ phóng xạ (hoạt độ phóng xạ) của lượng chất phóng xạ còn lại bằng bao nhiêu phần trăm so với độ phóng xạ của lượng chất phóng xạ ban đầu?

  • (A) 25%
  • (B) 75%
  • (C) 12,5%
  • (D) 87,5%

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO trac nghiem phong xa co dap an thong hieu

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia

BÀI VIẾT NỔI BẬT