Thế giới lượng tử kì bí: Chẳng một ai hiểu

Hiệp Khách Quậy Đối mặt trước sự công kích toàn diện của tính kì lạ lượng tử, thật hấp dẫn là hãy đi giải thích câu nói nổi tiếng của nhà vật lí giành giải Nobel Richard Feynman: “Chẳng ai hiểu nổi cơ học lượng tử”. Xin mời đọc tiếp.

Đối mặt trước sự công kích toàn diện của tính kì lạ lượng tử, thật hấp dẫn là hãy đi giải thích câu nói nổi tiếng của nhà vật lí giành giải Nobel Richard Feynman: “Chẳng ai hiểu nổi cơ học lượng tử”.

Dẫu vậy, thật sự có một vòng sự thật đối với nó. Những giải thích đã thử nêu ra ở đây sử dụng khuôn khổ được chấp nhận rộng rãi nhất khi nghĩ về tính kì lạ lượng tử, gọi là cách hiểu Copenhagen, gọi theo tên thành phố nơi Niels Bohr và Werner Heisenberg đã nêu ra những quy tắc nền tảng của nó vào đầu thế kỉ 20.

alt

Rốt cuộc cơ học lượng tử cho chúng ta biết những gì chứ?
(Ảnh: Paul Cooklin / Brand X Pictures / Getty)

Với các nguyên lí bất định và những nghịch lí phép đo của nó, cách hiểu Copenhagen gắn liền với sự thừa nhận rằng chúng ta được trang bị tồi để nhìn thấy thực tại lượng tử cơ sở. Mọi nỗ lực chúng ta thực hiện để giao chiến với nó giáng nó xuống một hình chiếu cổ điển hời hợt của tính phong phú lượng tử trọn vẹn của nó.

Lev Vaidman ở trường đại học Tel Aviv, Israel, giống như nhiều nhà vật lí khác, đưa ra một lời giải thích khác. “Tôi không nhận thấy mình không hiểu cơ học lượng tử”, ông nói. Nhưng phải trả một giá cao để mà hiểu – đó là thừa nhận sự tồn tại của các vũ trụ song song.

Trong bức tranh này, các hàm sóng không “suy sụp” về sự tất định cổ điển mỗi khi bạn đo chúng; thực tại đơn thuần phân tách thành nhiều thế giới song song cũng như có nhiều khả năng đo. Một trong những thế giới này mang bạn và thực tại mà bạn sống trong đó ra xa cùng với nó. “Nếu bạn không thừa nhận đa thế giới, thì chẳng có cách nào có một bức tranh kết hợp cả”, Vaidman nói.

Hay, lại theo cách nói của Feynman, cho dù bạn chấp nhận cách hiểu Copenhagen hay đa thế giới, “thì ‘nghịch lí’ chỉ là một sự mâu thuẫn giữa thực tại và cảm giác của bạn về cái mà thực tại phải như thế”.

Theo New Scientist

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm