Hiệp Khách Quậy Việc khám phá các chất khí không nhìn thấy xung quanh chúng ta là một trong những bước nhảy nhận thức xảy ra thường kì trong khoa học và đòi hỏi chúng ta phải đúc kết lại toàn bộ những ý tưởng của chúng ta về thế giới. Jan Baptist von Helmont (1579–1644), người đặt ra tên gọi ‘gas’ (chất khí), nghi ngờ... Xin mời đọc tiếp.
Khám phá không khí
Việc khám phá các chất khí không nhìn thấy xung quanh chúng ta là một trong những bước nhảy nhận thức xảy ra thường kì trong khoa học và đòi hỏi chúng ta phải đúc kết lại toàn bộ những ý tưởng của chúng ta về thế giới. Jan Baptist von Helmont (1579–1644), người đặt ra tên gọi ‘gas’ (chất khí), nghi ngờ rằng sự chênh lệch khối lượng giữa gỗ và tro còn lại sau khi cháy, là do bởi một chất liệu không khí nào đó bị mất vào môi trường xung quanh. Aristotle chỉ cho phép một nguyên tố khí duy nhất – không khí – nhưng ngày nay chúng ta ghi nhận 11 nguyên tố là chất khí bền dưới các điều kiện chuẩn. “Không khí” đầu tiên trong số này, hydrogen, được điều chế vào năm 1766 bởi Henry Cavendish (1731–1810). Là một trong những kẻ mệnh danh “nhà hóa học khí nén”, ông đã đi tiên phong trong kĩ thuật cho kim loại phản ứng với acid và thu gom chất khí giải phóng trên nước hoặc thủy ngân. Cavendish còn chứng minh rằng không khí bình thường có một vài thành phần, song ông giải thích chúg theo ‘phlostigon’ – một chất giống như lửa xúc tiến sự cháy. ‘Cuộc cách mạng hóa học’ của Antoine Lavoisier xảy ra là kết quả của việc công nhận oxygen là một nguyên tố.
Khử oxide
Đối với ‘các nhà hóa học điều chế’ thế kỉ 18, phương pháp đã được thử nghiệm và kiểm tra nhằm phân tách các quặng khoáng sản thành các bộ phận cấu thành của chúng là khử oxide, hay khử ‘đất’. Để đạt tới nhiệt độ cao mà nhiều kim loại cần để hình thành oxide đòi hỏi những ống thổi thủy tinh tinh xảo, chúng vẫn là một bộ phận chuẩn của bộ tiêu chuẩn ‘phân tích’ khoáng chất cho đến khi có sự phát triển kĩ thuật phân tích tia X về khoáng chất vào thế kỉ 20. Vì đa số các tính chất có thể được xác định từ oxide, nên thường chẳng mấy ai quan tâm điều chế nguyên tố.
Những gã khổng lồ đương thời có tên tuổi phai nhạt dần kể từ đấy bao gồm Andreas Marggaf (1709–82, khám phá kẽm), Carl Wilhelm Scheele (1742–86; molybdenum, tungsten, barium, hydrogen và chlorine) và Martin Heinrich Klaproth (1743–1817; zirconium, uranium và titanium). Họ và những người khác đã cải tiến độ tinh xảo của các kĩ thuật dùng để phân tích các hợp chất trong các khoáng sản – đặc biệt qua phân tích trọng lượng, cân đo tỉ mỉ các chất phản ứng và các sản phẩm của một phản ứng hóa học.
Phòng thí nghiệm của nhà hóa học điều chế Anh William Lewis, khoảng năm 1760.
Bảng tuần hoàn hóa học tốc hành | Dan Green
Bản dịch của Thuvienvatly.com