Những bài học thiên văn ngắn (Phần 3)

Hiệp Khách Quậy ... Xin mời đọc tiếp.

Trái Đất quay tròn xung quanh Mặt Trời theo một vòng tròn
Mô hình nhật tâm sơ khai

Là nhà thiên văn học và nhà toán học xứ đảo Samos thuộc Hi Lạp, Aristarchus là người đầu tiên được biết đã đề xuất rằng Mặt Trời, chứ không phải Trái Đất, nằm tại trung tâm của vũ trụ, và Trái Đất quay tròn xung quanh Mặt Trời.

Những ý tưởng của Aristarchus về vấn đề này được đề cập đến trong tác phẩm của một nhà toán học Hi Lạp khác, Archimedes, ông có nêu trong quyển Người Đếm Cát rằng Aristarchus đã thiết lập một giả thuyết rằng “các sao cố định và Mặt Trời đứng yên bất động” và “Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời”.

Ý tưởng không hợp thời

Aristarchus thuyết phục được ít nhất một nhà thiên văn học nữa sau này – Seleucus xứ Seleucia, sinh sống vào thế kỉ thứ hai tCN – về quan điểm nhật tâm (Mặt Trời là trung tâm) của ông về vũ trụ, tuy nhiên những ý tưởng của ông dường như không nhận được sự chấp nhận rộng rãi. Vào thời Ptolemy, khoảng năm 150 sCN, quan điểm thống trị vẫn là một hệ địa tâm (Trái Đất là trung tâm), và quan điểm này được duy trì đến tận thế kỉ 15, khi quan điểm nhật tâm được Nicolaus Copernicus hồi sinh.

Aristarchus còn tin rằng các sao ở xa hơn nhiều so với người ta hình dung trước đó. Ông tiến hành các ước đoán khoảng cách đến Mặt Trời và Mặt Trăng, và kích cỡ tương đối của chúng so với Trái Đất. Các ước tính của ông về Mặt Trăng khá chính xác, nhưng ông ước tính quá thấp khoảng cách đến Mặt Trời, chủ yếu do một sai sót ở một trong các phép tính của ông.

Những bài học thiên văn ngắn

Aristarchus là thủy tổ thật sự của giả thuyết Copernicus.

- Nhà toán học và học giả cổ điển Thomas Heath

NHÀ THIÊN VĂN HỌC CHÍNH

Aristarchus (310 – 230 tCN)

TRƯỚC

430 tCN. Philolalus xứ Craton đề xuất rằng có một ngọn lửa khổng lồ tại trung tâm của vũ trụ; Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất, năm hành tinh, và các sao quay xung quanh ngọn lửa ấy.

350 tCN. Aristotle trình bày rằng Trái Đất nằm tại trung tâm của vũ trụ và vạn vật khác chuyển động xung quanh nó.

SAU

150. Ptolemy công bố tác phẩm Almagest, mô tả một mô hình Trái Đất-là-trung-tâm (địa tâm) về vũ trụ.

1453. Nicolaus Copernicus đề xuất một vũ trụ nhật tâm (Mặt Trời là trung tâm).

1838. Nhà thiên văn học Đức Friedrich Bessel là người đầu tiên thu được một số đo chính xác của khoảng cách đến một ngôi sao, sử dụng một phương pháp gọi là thị sai.

Những bài học thiên văn ngắn
<< Phần trước | Phần tiếp theo >>

Mời đọc thêm