Hiệp Khách Quậy Chọn ra một nhà khoa học nổi trội trong số những nhà khoa học lỗi lạc có công trình đóng góp cho lí thuyết lượng tử không phải là việc dễ dàng, đặc biệt vì nhiều người trong số họ tiếp tục có những đóng góp cho vật lí học trong những năm sau này. Tuy nhiên, tư liệu lịch sử và những quan hệ thư từ trong... Xin mời đọc tiếp.
Nhà khoa học của thập niên - Wolfgang Pauli (1900–1958)
Chọn ra một nhà khoa học nổi trội trong số những nhà khoa học lỗi lạc có công trình đóng góp cho lí thuyết lượng tử không phải là việc dễ dàng, đặc biệt vì nhiều người trong số họ tiếp tục có những đóng góp cho vật lí học trong những năm sau này. Tuy nhiên, tư liệu lịch sử và những quan hệ thư từ trong thời kì đó khiến ít ai nghi ngờ rằng con người xuất chúng đó chính là Wolfgang Ernst Pauli.
Pauli sinh ở Vienna, Áo, vào ngày 25 tháng 4 năm 1900, là con trai của ông Wolfgang Joseph Pauli, một giáo sư hóa lí tại trường đại học Vienna, và bà Bertha Schütz Pauli, một phóng viên báo chí xuất thân từ một gia đình âm nhạc nổi tiếng ở Vienna. Wolfgang Joseph, người ban đầu có tên là Pascheles, lớn lên trong một gia đình Do Thái danh vọng ở Prague. Tôn giáo không quan trọng trong cuộc đời của ông, và ông biết ông sẽ có cơ hội thuận lợi hơn trong sự nghiệp học thuật của mình nếu như tên tuổi và đức tin của ông không phải là Do Thái giáo. Cho nên ông đã đổi tên là Pauli và chuyển sang đạo Cơ đốc khi ông trở thành giáo sư ở Vienna.
Wolfgang Pauli, người khám phá ra spin electron và nguyên lí loại trừ. Sự lỗi lạc của ông đã mang lại cho ông danh vọng giáo sư trong khi còn ở tuổi đôi mươi. (Ảnh: AIP Emilio Segrè Visual Archives, Goudsmit Collection)
Thời trẻ, Wolfgang là một sinh viên xuất sắc và thường thấy lớp học của ông tại trường Döblinger Gymnasium không có gì thử thách năng lực cả. Trong khi họ đặc biệt tối dạ, còn ông thì đọc những bài báo mới đăng của Einstein nói về thuyết tương đối rộng. Ông công bố bài báo đầu tiên của mình trên một tập san vật lí về chủ đề đó lúc ở tuổi 18, hai tháng sau khi tốt nghiệp. Mùa thu năm đó, ông bắt đầu học cơ học lượng tử với Arnold Sommerfeld tại trường đại học Munich, người đã phân công cho chàng sinh viên đầy năng khiếu nhiệm vụ viết một bài báo bách khoa về thuyết tương đối. Ông đã nghiên cứu bài báo trên trong khi làm luận án tiến sĩ, hoàn thành luận án của ông vào năm 1921 và 237 trang chỉ mục bách khoa vào hai tháng sau đó. Sommerfeld đã gọi nó là “quá hách dịch”, một quan điểm mà Einstein cũng tán thành.
Cuối năm đó, Pauli tham gia nhóm của nghiên cứu của vị giáo sư danh tiếng Max Born tại trường đại học Göttingen, cũng ở Đức, nơi Born đánh giá ông “chắc chắn là thiên tài số một”. Một năm sau, Pauli chuyển đến Viện Neils Bohr ở Copenhagen, Đan Mạch. Cả Bohr và Pauli đều thích tranh luận về vật lí. Họ đồng ý rằng sự tranh luận có tính phê phán là cách tốt nhất để trau chuốt một ý tưởng, và Pauli nhanh chóng thu được tiếng tăm là nhà phê bình trình bày quan điểm của mình khá thẳng thắn. Ngay cả sau khi Pauli chuyển đi Hamburg và rồi, ở tuổi 28, trở thành giáo sư danh tiếng tại trường Đại học Công nghệ Thụy Sĩ (ETH) ở Zurich, ông và Bohr vẫn có sự đồng thanh tương ứng được nhiều người biết tới, trong đó họ tiếp tục dựa lên nhau để phê bình.
Pauli không phải là người có miệng lưỡi sắc sảo khi nói về công trình mà ông xem là chưa đạt tiêu chuẩn và một số lời bình luận của ông mang tính huyền thoại. Sau khi đọc một bài báo mà ông nhận xét có giá trị thấp và văn viết tệ, ông bình luận, “Thậm chí nó không sai”. Và có lần ông nói với một đồng nghiệp, “Tôi không để ý anh có chậm suy nghĩ không, nhưng tôi làm công việc mà anh cho công bố nhanh hơn anh suy nghĩ nữa”. Tuy nhiên, ông lúc nào cũng chân thật trong những quan điểm của mình và thường có thể nhìn vào một lí thuyết sâu sắc hơn nhà vật lí đã nghĩ ra nó. Khi những ý tưởng mới xuất hiện trong cơ học lượng tử, không ai xem công trình ấy là hoàn chỉnh nếu không có sự đồng ý của Pauli. Ngay cả khi ông không có mặt, thì họ cũng hỏi lẫn nhau, “Không biết Pauli sẽ nghĩ gì nhỉ?”
Đóng góp đáng kể nhất của Pauli cho vật lí học là nguyên lí loại trừ, nguyên lí vẫn mang tên ông, nhưng có một câu chuyện khôi hài lan truyền trong cộng đồng vật lí về “hiệu ứng Pauli”. Nếu ông có mặt trong phòng thí nghiệm, thiết bị sẽ hỏng không thể giải thích được. Những sự trùng hợp ngẫu nhiên như thế dường như cứ đi theo ông, kể cả tại một hội nghị đáng nhớ, các nhà vật lí khác đã lắp sẵn một cái đèn nhiều ngọn cho rơi xuống khi ông bước vào. Nhưng thiết bị lắp ráp bị mắc kẹt, và câu chuyện đùa tiếp diễn trong số những người đã lên kế hoạch thực hiện trò đùa ấy.
Sau khi gia nhập ETH, với ngoại lệ 5 năm tại Viện Nghiên cứu Cao cấp ở trường đại học Princeton trong Thế chiến thứ hai, Pauli tiếp tục sống và làm việc tại Zurich cho đến khi qua đời vào hôm 15 tháng 12 năm 1958. Không lâu sau đó, các nhà vật lí đã phát minh ra câu chuyện Pauli cuối cùng. Họ mô tả cuộc gặp gỡ đầu tiên của Pauli với Chúa, trong đó ngài được yêu cầu phải giải thích giá trị của một hằng số vật lí đặc biệt. Chúa bước đến trước bảng đen và bắt đầu viết. Pauli đã nghiên cứu các phương trình và sớm bắt đầu lắc đầu.
Lịch sử vật lí thế kỉ 20 - Alfred B. Bortz
Bản dịch của Thuvienvatly.com
<< Phần trước | Phần tiếp theo >>