Lịch sử vật lí thế kỉ 20 – Phần 38

Hiệp Khách Quậy Mặc dù chương trình Apollo và lần đặt chân đầu tiên của con người lên Mặt trăng sẽ luôn luôn được ghi nhận là những thành tựu khoa học và công nghệ vĩ đại nhất của thập niên 1960, nhưng các nhà vật lí vẫn theo đuổi một chương trình nghị sự rộng rãi hơn. Công trình của họ, cả lí thuyết và thực nghiệm,... Xin mời đọc tiếp.

Alfred B. Bortz

Chương 7

1961 – 1970: Kỉ nguyên chinh phục và thám hiểm

Mặc dù chương trình Apollo và lần đặt chân đầu tiên của con người lên Mặt trăng sẽ luôn luôn được ghi nhận là những thành tựu khoa học và công nghệ vĩ đại nhất của thập niên 1960, nhưng các nhà vật lí vẫn theo đuổi một chương trình nghị sự rộng rãi hơn. Công trình của họ, cả lí thuyết và thực nghiệm, trải từ hạ nguyên tử cho đến vũ trụ. Vào cuối thập niên 1960, giả thuyết vụ nổ lớn cho nguồn gốc của vũ trụ đã nhận được sự chấp nhận rộng rãi, phần lớn nhờ vào những tính toán bổ sung của Fred Hoyle và các đồng sự của ông, đồng thời cũng nhờ vào những tín hiệu kì lạ do một kính thiên văn vô tuyến vô tuyến phát hiện ra mà ban đầu người ta ngờ oan cho những cục phân chim bồ câu trên chão ănten lớn của kính.

alt

Trong khi đó, nhà khoa học nổi bật của chương này, Murray Gell-Mann, đề xuất một sự tổ chức cơ bản của “vườn bách thú” hạt hạ nguyên tử dựa trên một sự đối xứng toán học, cái đưa ông đến chỗ đề xuất ra một họ hoàn toàn mới của các hạt dưới hạt nhân gọi là các quark và một sự mô tả mới tương ứng của cơ chế nền tảng của lực hạt nhân mạnh. Những nhà vật lí khác thì đang trau chuốt kiến thức về lực hạt nhân yếu, đặt nền tảng cho một lí thuyết sẽ hợp nhất nó với lực điện từ vào thập niên 1970. Tuy nhiên, những người khác thì vẫn đang khảo sát sâu hơn vào các hiện tượng lượng tử trong chất rắn và ứng dụng của chúng trong điện tử học.

alt

Như vậy, thập niên 1960 thật sự là một thập niên khám phá trong lĩnh vực vật lí học. Các khám phá xuất phát từ sâu bên trong nguyên tử và từ những giới hạn của vũ trụ, từ nghiên cứu có thể thực hiện bằng những công nghệ mới và những sứ mệnh vũ trụ, và từ những lí thuyết cách tân mang lại những viễn cảnh mới về sự hoạt động bên trong của tự nhiên.

Còn tiếp...

Xem lại Phần 37

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm