Hiệp Khách Quậy Tổ tiên của chúng ta đã bắt đầu ăn cỏ sớm hơn một triệu năm so với trước đây người ta nghĩ, không bao lâu sau khi họ rời bỏ cuộc sống trên cây. Thủy tổ của loài người, sống cách nay 3 đến 3,5 triệu năm trước, thu hơn một nửa lượng dinh dưỡng từ cỏ, không giống như tổ tiên của họ vốn ưa ăn trái cây và... Xin mời đọc tiếp.
Tổ tiên của chúng ta đã bắt đầu ăn cỏ sớm hơn một triệu năm so với trước đây người ta nghĩ, không bao lâu sau khi họ rời bỏ cuộc sống trên cây. Thủy tổ của loài người, sống cách nay 3 đến 3,5 triệu năm trước, thu hơn một nửa lượng dinh dưỡng từ cỏ, không giống như tổ tiên của họ vốn ưa ăn trái cây và côn trùng.
Đây là bằng chứng sớm nhất của sự ăn cây xanh đồng cỏ, theo lời Julia Lee-Thorp tại trường Đại học Oxford. Bà tìm thấy hàm lượng cao của carbon-13 trong xương của loài Australopithecus bahrelghazali sinh sống trên các savan (đồng cỏ) gần Hồ Chad ở Châu Phi. Đây là hàm lượng tiêu biểu của con vật ăn rất nhiều cỏ và lau lách.
Cỏ ngon đây rồi! - Nếu bạn là người Australopithecus bahrelghazali (Ảnh: Don Emmert/AFP/Getty Images)
Trước đây, bằng chứng cổ xưa nhất của sự ăn cỏ là từ 2,8 triệu năm trước. Nhưng loài Ardipithecus ramidus hồi 4,4 triệu năm trước, một giống người sơ khai, đã không ăn cỏ.
Loài A. bahrelghazali có lẽ đã ăn rễ và thân cây, chứ không nhai lá. Việc bổ sung thêm những thức này vào bữa ăn có lẽ đã giúp họ rời khỏi quê nhà Đông Phi đến Hồ Chad sinh sống.
Vấn đề không rõ là người thủy tổ đã di cư vĩnh viễn sang vùng đồng cỏ, hay là đi lại giữa vùng rừng cây và đồng cỏ khi thích hợp, theo lời của Rick Potts tại Bảo tàng Quốc gia Lịch sử Tự nhiên Smithsonian ở thủ đô Washington, Mĩ. “Tôi ủng hộ ý thứ hai vừa nói.”
Tham khảo: DOI: 10.1073/pnas.1204209109
Trần Nghiêm (thuvienvatly.com)
Nguồn: New Scientist