Chiều tối nay, người phụ nữ Trung Quốc đầu tiên sẽ bay lên vũ trụ

Hiệp Khách Quậy Trung Quốc sẽ đưa người phụ nữ đầu tiên của nước này bay vào vũ trụ cùng với hai nhà du hành khác làm việc trong khoảng một tuần trên trạm vũ trụ Thiên Cung 1 của họ vào chiều tối nay, tiếp tục khẳng định vị thế là quốc gia thứ ba trên thế giới thiết lập một cơ sở thường trực trên quỹ đạo. Liu Yang,... Xin mời đọc tiếp.

 Ảnh: Ng Han Guan/AP

Trung Quốc sẽ đưa người phụ nữ đầu tiên của nước này bay vào vũ trụ cùng với hai nhà du hành khác làm việc trong khoảng một tuần trên trạm vũ trụ Thiên Cung 1 của họ vào chiều tối nay, tiếp tục khẳng định vị thế là quốc gia thứ ba trên thế giới thiết lập một cơ sở thường trực trên quỹ đạo. Liu Yang, một nữ phi công trẻ 34 tuổi và hai đồng nghiệp nam sẽ bay trên tàu vũ trụ Thần Châu 9 lên neo đậu với trạm vũ trụ Thiên Cung 1 hiện đang bay ở cao độ 343 km phía trên Trái đất.

Ảnh: Ng Han Guan/AP

 Ảnh: AFP/Getty Images

Trung Quốc hi vọng cùng với Mĩ và Nga là những quốc gia duy nhất từng tự mình duy trì được trạm vũ trụ trên quỹ đạo. Trước đây, họ đã tự lực phóng thành công phi thuyền vũ trụ có người lái, và tự ghi tên mình vào câu lạc bộ ba nước dẫn đầu thế giới về công nghệ quỹ đạo.

Ảnh: AFP/Getty Images

 Ảnh: AP

Trong tuần rồi, các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc đã không ngớt tán dương những thành tích của Liu. Dưới dòng tít “Nhà du hành nữ là một phi công anh hùng,” tờ China Daily cho biết cô đã “xử lí thành công một tình huống khẩn cấp giữa không trung” sa khi máy bay của cô lao trúng 18 con chim bồ câu, làm những tấm chắn gió dính đầy máu và buồng lái ngửi có “mùi cháy”.

Ảnh: AP

 Ảnh: EPA/FEATURECHINA

Theo một câu chuyện đăng trên báo đảng của tỉnh Shaanxi, yêu cầu đặt ra lúc chọn người là nhà du hành nữ đã kết hôn và có con. Nhà du hành nữ cũng phải có phẩm hạnh đạo đức, có hơi thở tốt hay không bị sâu răng.

Ảnh: EPA/FEATURECHINA

 Ảnh: AFP/GettyImages

Cùng với hai người đồng nghiệp nam – Jing Haipeng 45 tuổi và Liu Wang 43 tuổi – cô sẽ cất cánh lúc 6:37 chiều tối nay (1037 GMT) từ căn cứ vũ trụ Tửu Tuyền nằm trong sa mạc Gobi ở miền bắc Trung Quốc.

Ảnh: AFP/GettyImages

 Ảnh: Reuters/Jason Lee

Sứ mệnh neo đậu với module Thiên Cung 1 hiện đang quay trên quỹ đạo vòng quanh Trái đất là bước cuối cùng trong một kế hoạch biến Trung Qốc thành một quốc gia có một căn cứ vũ trụ thường trực trong đó một phi hành đoàn có thể sống và làm việc độc lập trong khoảng vài tháng vào năm 2020.

Ảnh: Reuters/Jason Lee

 Ảnh: EPA/FEATURECHINA

Trung Quốc lần đầu tiên đưa người lên vũ trụ vào năm 2003, sau đó là một sứ mệnh hai người vào năm 2005 và một chuyến đi ba người vào năm 2008, chuyến thứ ba này cũng đã triển khai thao tác đi bộ ngoài vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc. Vào tháng 11 năm 2011, phi thuyền không người lái Thần Châu 8 đã neo đậu thành công với Thiên Cung 1 qua hai lần điều khiển từ xa cho thấy tính ổn định của hệ thống.

Ảnh: EPA/FEATURECHINA

 Ảnh: AFP/GettyIamges

Trung Quốc xem chương trình vũ trụ của nước này là một biểu tượng của vị thế quốc tế của họ, của sự lớn mạnh về trình độ kĩ thuật, và sự thành công của Đảng Cộng sản trong việc xây dựng một quốc gia giàu mạnh vốn có thời là một nước nghèo nàn, lạc hậu.

Ảnh: AFP/GettyIamges

 Ảnh: China Foto Press/Barcroft Media

Ngày 7 tháng 6, 2012: Phi thuyền vũ trụ Thần Châu 9 được lắp lên tên lửa mang của nó, tên lửa Trường Chinh 2F, tại Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền.

Ảnh: China Foto Press/Barcroft Media

 Ảnh: China Foto Press/Barcroft Media

Tên lửa Trường Chinh 2F mang tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 9 tại Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền hôm 9 tháng 6, 2012.

Ảnh: China Foto Press/Barcroft Media

 Ảnh: China Foto Press/Barcroft Media

Phi thuyền Thần Châu 9 tại Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền hôm 7 tháng 6, 2012.

Ảnh: China Foto Press/Barcroft Media

 Ảnh: AP

10 tháng 5, 2012: Liu Yang trò chuyện cùng Jing Haipeng và Liu Wang khi đang ngồi trong capsule dùng lúc quay về khí quyển trong lúc huấn luyện ở Bắc Kinh.

Ảnh: AP

Trần Nghiêm – thuvienvatly.com
Nguồn: Telegraph

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm