Processing math: 100%

 Trái đất phẳng - Phần 3

Hiệp Khách Quậy Bob Shadewald, một người dày dặn trong nghiên cứu quan niệm trái đất phẳng, cho biết quan niệm trái đất phẳng đã hồi sinh trở lại vào thế kỉ 18 bởi một môn đồ của giáo phái lập dị Anh và là một người thợ may, Lodowick Muggleton. Thật khó xác nhận câu chuyện này. Nguồn gốc của các quan niệm lập dị thường... Xin mời đọc tiếp.

Sự hồi sinh của các lí thuyết Trái đất phẳng

Bob Shadewald, một người dày dặn trong nghiên cứu quan niệm trái đất phẳng, cho biết quan niệm trái đất phẳng đã hồi sinh trở lại vào thế kỉ 18 bởi một môn đồ của giáo phái lập dị Anh và là một người thợ may, Lodowick Muggleton. Thật khó xác nhận câu chuyện này. Nguồn gốc của các quan niệm lập dị thường khó xác định rõ ràng. Dù sao thì từ thế kỉ 18 đến nay, niềm tin trái đất phẳng bị ràng buộc với trào lưu tôn giáo.

Vào năm 1800, các hội Zetetic đang phát triển ở Anh. ‘Zetetic’ có nghĩa là ‘hoài nghi’. Những người tin vào trái đất phẳng lấy tên gọi này để biểu trưng cho thái độ hoài nghi của họ trước các quan điểm khoa học trái ngược nhau về hình dạng của trái đất.

Tuy nhiên, sự hoài nghi của họ hạn chế với khoa học, Khi đó, và ngày nay, quan niệm trái đất phẳng phát triển cùng với trào lưu tôn giáo, và là một cách hiểu đơn sơ của Kinh thánh. Chưa từng nghe nói tới một người tin tưởng trái đất phẳng nào lại không phải là một tín đồ của Kinh thánh.

Samuel Birley Rowbotham (1816-1884), một nhà tôn giáo học thế kỉ 19, đã đứng đầu vùng thuộc địa Owenite, và xúc tiến triết lí trái đất phẳng. Ông là một nhân vật có tầm ảnh hưởng đối với các nhà sử học. Ông nổi tiếng là người hoài nghi mọi thứ, và một số người nghĩ rằng thật ra ông chẳng tin vào cái ông đang hô hào. Ông là một thuyết khách lưu động, và viết lách dưới một số bút danh: Tryon, S. Goulden, Parallax, và Dr. Birley. Tác phẩm chính của ông là Trái đất không phải là một quả cầu, viết vào năm 1849.

Rowbotham đã nghĩ ra ý tưởng hết sức khéo léo về sự khúc xạ ánh sáng theo những đường cong để ‘cứu lấy giả thuyết’ trái đất phẳng, nhằm giải thích cái ông gọi là ‘ảo giác quang học’ của mặt trời mọc và mặt trời lặn. Rowbotham là người đầu tiên nêu ra kích cỡ của mặt trời: đường kính 32 dặm, một con số được những người tin vào trái đất phẳng ngày nay công nhận. Tuy nhiên, ông nêu khoảng cách đến mặt trời là 700 dặm, một con số khó mà ăn khớp với giá trị của ông cho đường kính của nó.

John Hampden (1819-1891) là người nhiệt tình xúc tiến quan niệm trái đất phẳng ở Anh. Ông đã lập ra tờ báo Truth-Seeker's Oracle and Scriptural Science Review (Tạm dịch: Tạp chí Lời tiên tri của người tìm kiếm sự thật và khoa học Thánh kinh) vào năm 1876. Năm 1870, Hampden đã đánh cược với nhà tự nhiên học Alfred Wallace về kết quả của một phép kiểm tra tính phẳng của nước trên Kênh đào Bedford Cũ. Cả hai phía đều khẳng định phép kiểm tra xác nhận quan điểm của họ, và những người ủng hộ lí thuyết trái đất phẳng lúc ấy khăng khăng rằng “mặt nước đã được chứng minh là phẳng”.

Hampden nổi tiếng là xấu tính và lời lẽ cay độc. Cảm thấy mình đã sai trong thí nghiệm Bedford, ông đã dìm Wallace trong dồn dập những tờ rơi và thư từ. Thậm chí, ông còn tống thư đến bà Wallace miệt thị Wallace không tiếc lời.

Trái đất phẳng

Trái đất phẳng GeorgeGamow

Hampden nghĩ mặt trời chỉ ở xa 600 dặm, và có đường kính 32 dặm. Những con số này suy luận từ Rowotham, và chẳng bổ sung cái gì mới cho lí thuyết trái đất phẳng.

Sau khi Rowbotham qua đời vào năm 1884, các môn đồ của ông vẫn tiếp tục cuộc thập tự chinh. Hội Zetetic Phổ thông (UZS) được thành lập vào năm 1890, xuất bản một tạp chí tựa đề The Earth Not a Globe Review (Tạp chí Trái đất không phải là một quả cầu) có 1000 người theo dõi. UZS vẫn hoạt động sôi nổi cho đến đầu thế kỉ 20, nhưng dần dần đã biến mất sau Thế chiến thứ nhất.

Những người tin tưởng trái đất phẳng khác thời gian này cũng rất tích cực. William Carpenter di cư sang Baltimore và viết cuốn Một trăm bằng chứng rằng Trái đất không phải là một quả cầu vào năm 1885. Lady Blount, vợ của Walter de Sodrington Blount, cũng hô hào quan niệm trái đất phẳng. Bà đã thành lập và biên tập tạp chí Trái đát từ năm 1900 đến 1904. John Alexander Dowie (1847-1907), người Scotland, học tại trường Đại học Edinburgh, được phong linh mục ở gần Sydney, Australia, và đưa quan điểm trái đất phẳng vào trong lí thuyết thần học của ông.

Theo Donald E. Simanek (http://www.lhup.edu/~dsimanek/)

Xem Phần 2 | Phần 4 | Phần 5 |
Phần 6 | Phần 7 | Phần 8 | Phần 9 | Phần 10

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm