Hiệp Khách Quậy ... Xin mời đọc tiếp.
Trái đất tròn
Eratosthenes (khoảng 276 - 195 tCN) có lẽ là người đầu tiên đo chính xác kích cỡ của Trái đất. Ông biết rằng vào ngày hạ chí mặt trời rọi thẳng từ trên đầu ở Syene (nay là Aswan, Ai Cập). Vào ngày hôm đó, những cái cọc hay cột thẳng đứng không tạo bóng, và mặt trời sẽ soi ngập ánh sáng tới đáy giếng. Thành phố Alexandria nằm ngay ở phía bắc Syene (trên cùng kinh tuyến), và vào ngày hôm đó những cái cọc thẳng đứng thật sự không tạo bóng, vì mặt trời khi đó ở cách thiên đỉnh 7,2o. Eratosthenes giả định đây là do sự cong của Trái đất.
Biết khoảng cách giữa hai thành phố này 5.000 stadia (từ đo đạc thực tế), ông tính được chu vi của Trái đất là 250.000 stadia [1 stadia bằng 1/8 dặm La Mã, hay 220 yard hiện đại]. Đó là chu vi hơi lớn hơn 24.662 dặm một chút, tức là gần bằng giá trị hiện đại 24.900 dặm. Giá trị này bị những người đương thời của Eratosthenes xem là quá lớn, vì họ nghiêng về một giá trị nhỏ hơn do Poseidonius nêu ra sau đó (18.000 dặm). Giá trị sau này được Ptolemy (và Columbus, muộn hơn nhiều) chấp nhận.
Eratosthenes đo Trái đất
Lưu ý rằng Eratosthenes đã giả định rằng mặt trời ở cách Trái đất đủ xa để các tia sáng mặt trời tới là song song nhau.
Lịch sử thường nhấn mạnh rằng Columbus đã phải chiến đấu với những người tin vào Trái đất phẳng, họ cảnh báo ông rằng cánh buồm của ông sẽ đi tới rìa của Trái đất. Thậm chí người ta còn đồn rằng ông đã quyết tâm chứng minh Trái đất là tròn. Và đó chỉ là truyền thuyết thôi.
Cơ sở hình học của phép đo Trái đất của Eratosthenes
Đa số những người có học vấn vào thời Columbus đều chấp nhận Trái đất tròn. Nhưng có sự khác biệt quan điểm về kích cỡ của Trái đất. Columbus đã phạm sai lầm khi dựa trên giá trị của Ptolemy cho kích cỡ của Trái đất; giá trị đó quá nhỏ. Vì thế, Columbus đã đánh giá thấp độ dài của chuyến hành trình đã đề xuất. (Ông muốn đi tới phương Đông, nhưng rốt cuộc lại tìm ra châu Mĩ).
Thậm chí đã có một số người chấp nhận một trái đất tròn, nhưng lại hiểu sai về sự hấp dẫn. Họ nghĩ nếu bạn đi quá xa bạn sẽ bị lăn ra khỏi trái đất. Thật vậy, họ phải viện dẫn một bức tường núi non nào đó bao quanh thế giới đã biết đã giữ cho các đại dương không bị tràn ra ngoài.
Theo Donald E. Simanek (http://www.lhup.edu/~dsimanek/)
Xem Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 |
Phần 6 | Phần 7 | Phần 8 | Phần 9 | Phần 10