Processing math: 100%

Sao chổi Hale-Bopp đã ‘tạ thế’

Hiệp Khách Quậy Sao chổi Hale-Bopp, có lẽ là sao chổi được nghiên cứu/được quan sát nhiều nhất trong lịch sử nhân loại, có thể nhìn thấy trước những người quan sát tình cờ trong gần 18 tháng trời khi nó đi ngang qua, tiếp cận gần đến 1,315 AU (1AU = khoảng cách Mặt trời-Trái đất), trước khi nó lại lao đầu hướng ra biên... Xin mời đọc tiếp.

Cái đuôi natrium của sao chổi Hale-Bopp

Sao chổi Hale-Bopp, có lẽ là sao chổi được nghiên cứu/được quan sát nhiều nhất trong lịch sử nhân loại, có thể nhìn thấy trước những người quan sát tình cờ trong gần 18 tháng trời khi nó đi ngang qua, tiếp cận gần đến 1,315 AU (1AU = khoảng cách Mặt trời-Trái đất), trước khi nó lại lao đầu hướng ra biên giới xa xôi của hệ mặt trời của chúng ta. Lần đầu tiên được nhìn thấy bởi nhà thiên văn học nghiệp dư Alan Hale, và Thomas Bopp, ngôi sao chổi trên đã thu hút sự chú ý của cả thế giới vì nó là ngôi sao chổi sáng nhất xuất hiện trên bầu trời trong vài thập niên vừa qua, và vì nó hiện diện lâu như thế trên bầu trời đêm.

Trong một bài báo đăng trên website chia sẻ bản thảo arXiv, Gyula Szabó thuộc Đài thiên văn Konkoly ở Hungary, cùng hai đồng nghiệp của ông, Krisztián Sárneczky, một nhà thiên văn học nghiệp dư người Hungary, và László Kiss thuộc trường Đại học Sydney ở Australia, lưu ý rằng sau 15 năm, Hale-Bopp cuối cùng dường như đã đi đủ xa so với mặt trời (30,7AU) nên coma của nó (đầu của nó, hay cái kén hình thành bởi băng thăng hoa trong không gian) cuối cùng đã tổn thất đến mức nó hầu như không còn tồn tại nữa. Sau khi đi tới điểm cận nhật (điểm gần mặt trời nhất) của nó vào hôm 1 tháng 4 năm 1997, ngôi sao chổi trên không còn phô trương lòe loẹt trên bầu trời nữa, mặc dù nó được chú ý tới trong một thời gian ngắn hồi năm 2007, cũng bởi Szabó, nhưng nó vẫn có một coma rất dễ nhìn thấy ở cự li 25,7AU.

Hồi năm 2007, Szabó và đội của ông cũng đã chú ý đến nhiệt độ bề mặt của Hale-Bopp lúc đó và nhận thấy nó vào khoảng 53,1K (-220oC) và vì ngôi sao chổi trên hiện nay trông như đang đi vào cõi chết, nên họ tin rằng có thể suy luận rằng những sao chổi như Hale-Bopp “ra đi” ở nhiệt độ khoảng 50-53K.

Kết quả này đánh dấu khoảng cách xa nhất mà một sao chổi từng được nghiên cứu, và nó mang lại cho các nhà khoa học những kiến thức về khoảng cách mà một sao chổi phải đi xa mặt trời trước khi nó đi vào yên nghỉ, cái có thể hữu ích đối với các nhà khoa học trong tương lai muốn thấy rõ hành trạng của những sao chổi có nguy cơ gây đe dọa đối với chúng ta khi đi qua quá gần; tuy nhiên, chúng ta chẳng phải lo lắng gì về Hale-Bopp nữa, vì nó sẽ không quay đầu tiến lại phía chúng ta lần nữa trong 2500 năm.

Nguồn: PhysOrg.com

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm