Đánh Giá Năng Lực - Hệ sinh thái. Đánh Giá Năng Lực - Hệ sinh thái
Để download tài liệu Đánh Giá Năng Lực - Hệ sinh thái các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.
📁 Chuyên mục: Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia
📅 Ngày tải lên: 20/10/2024
📥 Tên file: he sinh thai-56124-thuvienvatly.doc (425KB)
🔑 Chủ đề: he sinh thai
Đánh Giá Năng Lực - Hệ sinh thái
Câu 1: Đơn vị sinh thái nào sau đây bao gồm cả nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh?
- (A)
Hệ sinh thái.
- (B)
Cá thể.
- (C)
Quần thể.
- (D)
Quần xã.
👉 Xem giải chi tiết
Câu 2: Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?
- (A)
Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ
- (B)
Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn
- (C)
Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ
- (D)
Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
👉 Xem giải chi tiết
Câu 3: Xét các sinh vật sau:
1. Nấm rơm. 2. Nấm linh chi. 3. Vi khuẩn hoại sinh.
4. Rêu bám trên cây. 5. Dương xỉ. 6. Vi khuẩn lam.
Có mấy loài thuộc nhóm sinh vật sản xuất?
👉 Xem giải chi tiết
Câu 4: Hệ sinh thái nhân tạo:
- (A)
Có thành phần loài ít, có năng suất sinh học cao.
- (B)
Có năng suất sinh học thấp hơn nhiều so với hệ sinh thái tự nhiên.
- (C)
Không trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường bên ngoài.
- (D)
Không được con người bổ sung thêm nguồn năng lượng và vật chất.
👉 Xem giải chi tiết
Câu 5: Khi nói về hệ sinh thái nông nghiệp, kết luận nào sau đây sai ?
- (A)
Sinh vật dễ bị dịch bệnh
- (B)
Có năng suất sinh học cao
- (C)
Đa dạng sinh học thấp, chuỗi thức ăn ít bậc dinh dưỡng
- (D)
Hình thành do hoạt động của các quy luật tự nhiên
👉 Xem giải chi tiết
Câu 6: Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm:
- (A)
sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải
- (B)
sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải
- (C)
sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải
- (D)
sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
👉 Xem giải chi tiết
Câu 7: Sinh vật sản xuất là những sinh vật:
- (A)
chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp
- (B)
động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật
- (C)
có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân
- (D)
phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường
👉 Xem giải chi tiết
Câu 8: Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm:
- (A)
hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt
- (B)
hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái trên cạn
- (C)
hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước
- (D)
hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo
👉 Xem giải chi tiết
Câu 9: Hệ sinh thái nào dưới đây là hệ sinh thái nhân tạo?
- (A)
Cả ba hệ sinh thái trên
- (B)
Đồng ruộng
- (C)
Ao nuôi cá
- (D)
Rừng trồng
👉 Xem giải chi tiết
Câu 10: Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo là:
- (A)
tính ổn định của hệ sinh thái
- (B)
có đặc điểm chung về thành phần loài trong hệ sinh thái
- (C)
điều kiện môi trường vô sinh
- (D)
có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc
👉 Xem giải chi tiết
Câu 11: Trong hệ sinh thái ruộng lúa, sinh vật nào sau đây được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất?
- (A)
Giun đất.
- (B)
Cây lúa.
- (C)
Rắn.
- (D)
Châu chấu.
👉 Xem giải chi tiết
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật ?
- (A)
Quần xã càng đa dạng về thành phần loài, thì lưới thức ăn càng đơn giản.
- (B)
Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có một loài sinh vật
- (C)
Trong một lưới thức ăn, một sinh vật tiêu thụ có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau
- (D)
Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định
👉 Xem giải chi tiết
Câu 13: Trong chuỗi thức ăn sau cỏ → dê→hổ→ vi sinh vật, hổ được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc mấy?
- (A)
Bậc 2
- (B)
Bậc 4
- (C)
Bậc 1
- (D)
Bậc 3
👉 Xem giải chi tiết
Câu 14: Chuỗi thức ăn là ?
- (A)
Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật không cùng nguồn thức ăn với nhau
- (B)
Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có cùng nguồn thức ăn với nhau
- (C)
Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có cùng nơi ở với nhau
- (D)
Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
👉 Xem giải chi tiết
Câu 15: Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206
Sinh vật nào sau đây thuộc mắt xích mở đầu trong chuỗi thức ăn:
- (A)
Sâu ăn lá ngô.
- (B)
Rắn hổ mang.
- (C)
Cây ngô.
- (D)
Ếch đồng.
👉 Xem giải chi tiết
Câu 16: Đề thi THPT QG – 2021, mã đề 206
Chim mỏ đỏ bắt các con rận kí sinh trên lưng linh dương để ăn. Mối quan hệ giữa chim mỏ đỏ và linh dương thuộc quan hệ
- (A)
hội sinh.
- (B)
hợp tác.
- (C)
cạnh tranh.
- (D)
kí sinh.
👉 Xem giải chi tiết
Câu 17: Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái như sau:
I. Thực vật nổi II. Động vật nổi III. Giun IV. Cỏ V. Cá trắm cỏ
Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái này là
- (A)
II và V.
- (B)
II và III.
- (C)
I và IV.
- (D)
III và IV.
👉 Xem giải chi tiết