Đánh Giá Năng Lực - Tập tính ở động vật

Taluma

500 Lượt tải

Đánh Giá Năng Lực - Tập tính ở động vật. Đánh Giá Năng Lực - Tập tính ở động vật
Để download tài liệu Đánh Giá Năng Lực - Tập tính ở động vật các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục: Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: tap tinh o dong vat-56101-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: tap tinh o dong vat


Đánh Giá Năng Lực - Tập tính ở động vật

Câu 1:

Tập tính động vật là:

  • (A) Các phản xạ không điều kiện, nhưng được sự can thiệp của não hộ.
  • (B) Các phản xạ không điều kiện, mang tính bẩm sinh của động vật, giúp chúng được bảo vệ.
  • (C) Các phản xạ có điều kiện của động vật học được trong quá trình sống.
  • (D) Chuỗi những phản ứng trả lời lại các kích thích của môi trường, nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Tập tính ở động vật được chia thành các loại

  • (A) tự nhiên, nhân tạo
  • (B) học được, hỗn hợp.
  • (C) bẩm sinh, hỗn hợp
  • (D) bẩm sinh, học được, hỗn hợp.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Chim di cư để tránh rét, cá di cư để đẻ trứng là:

  • (A) Cả B và
  • (B) Bản năng
  • (C) Tập tính bẩm sinh.
  • (D) Tập tính thứ sinh

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

  • (A) sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài
  • (B) sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền
  • (C) phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
  • (D) sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Tập tính hỗn hợp ở động vật là:

  • (A) Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính bẩm sinh,
  • (B) Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính thứ sinh.
  • (C) Là sự phối hợp giữa tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh, được hình thành khi điều kiện sống thay đổi
  • (D) Là trường hợp cơ thể phản ứng trước những hoạt động phức tạp.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:

Đâu là tập tính hỗn hợp ở động vật?

  • (A) Hổ săn mồi.
  • (B) Thú con bú sữa mẹ.
  • (C) Nhện chăng tơ.
  • (D) Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:

Cơ sở của tập tính là?

  • (A) Thần kinh cảm giác.
  • (B) Thần kinh vận động.
  • (C) Phản xạ.
  • (D) Cơ quan cảm thụ.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:

Sơ đồ mô tả đúng cơ sở thần kinh của thập tính là

  • (A) kích thích → cơ quản thụ cảm → hệ thần kinh → cơ quan thực hiện → hành động
  • (B) kích thích → cơ quan thực hiện→ hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → hành động
  • (C) kích thích → cơ quản thụ cảm → cơ quan thực hiện → hệ thần kinh → hành động
  • (D) kích thích → hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → cơ quan thực hiện → hành động

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

Quen nhờn là hình thức học tập của động vật trong đó:

  • (A) Động vật không phản ứng lại với một kích thích tương tự với một kích thích khác không gây nguy hiểm trong quá khứ
  • (B) Động vật không đáp ứng 1 kích thích không nguy hiểm được lặp đi lặp lại nhiều lần
  • (C) Động vật không có đáp ứng khi một kích thích có nguy hiểm
  • (D) Động vật không phản ứng lại với kích thích sau khi kích thích  đó đã xảy ra một lần nhưng không nguy hiểm

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:

Thả chó xuống hồ bơi lần đầu thấy chó rất hoảng sợ cố bơi vào bờ, sau một số lần như vậy chó không hoảng sợ nữa đây là hiện tượng:

  • (A) Điều kiện hóa hành động
  • (B) Học khôn
  • (C) Quen nhờn
  • (D) Điều kiện hóa đáp ứng

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:

In vết là hiện tượng học tập ở động vật trong đó:

  • (A) Động vật ghi nhớ Phương pháp săn mồi
  • (B) Động vật đánh dấu lãnh thổ của mình bằng các chất bài tiết của cơ thể
  • (C) Động vật thực hiện di trú hằng năm về một nơi mà những năm trước đó chúng đã đến
  • (D) Động vật bám theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy lần đầu tiên

👉 Xem giải chi tiết

Câu 12:

Điều kiện hóa đáp ứng (điều kiện hóa kiểu Paplop) là hiện tượng học tập của động vật trong đó xảy ra:

  • (A) Sự hình thành mối liên hệ giữa một hành vi của động vật với một phần thưởng hoặc hình phạt sau đó động vật sẽ chủ động lặp lại các hành vi đó
  • (B) Sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời
  • (C) Sự hình thành mối liên kết thần kinh mới trong hệ thần kinh trung ương dưới tác động của một kích thích mới
  • (D) Hình thành các phản xạ có điều kiện trước một kích thích lặp đi lặp lại

👉 Xem giải chi tiết

Câu 13:

Điều kiện hóa hành động là hiện tượng học tập của động vật trong đó:

  • (A) Sự hình thành mối liên kết giữa  một hành vi của động vật với một phần thưởng sau đó động vật sẽ chủ động lặp lại các hành vi đó.
  • (B) Sự hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích đồng thời
  • (C) Sự hình thành mối liên kết mới trong hệ thần kinh trung ương dưới tác động của một kích thích mới
  • (D) Sự hình thành các phản xạ có điều kiện trước một kích thích lặp đi lặp lại

👉 Xem giải chi tiết

Câu 14:

Hành động nào sau đây là kết quả của học khôn ?

  • (A) Tinh tinh tuốt lá ở một cành cây tạo que chọc vào tổ mối để bắt mối
  • (B) Thỏ ăn trúng lá cây bị say, về sau chúng không bao giờ ăn loại lá đó nữa
  • (C) Chim sâu không ăn các con sâu có màu sắc sặc sỡ
  • (D) Cóc đớp phải ong lập tức nhả ra

👉 Xem giải chi tiết

Câu 15:

Hình thức học khôn được thấy phổ biến ở

  • (A) Chim và các động vật thuộc bộ Linh trưởng
  • (B) Động vật có hệ thần kinh phát triển
  • (C) Người và các động vật thuộc bộ Linh trưởng
  • (D) Lớp Thú

👉 Xem giải chi tiết

Câu 16:

Học khôn là

  • (A) kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tim cách giải quyết những tình huống mới
  • (B) từ các kinh nghiệm cũ sẽ tìm cách giải quyết những tình huống tương tự
  • (C) phối hợp các kinh nghiệm cũ và những hiểu biết mới để tìm cách giải quyết những tình huống mới
  • (D) kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống tương tự

👉 Xem giải chi tiết

Câu 17:

Học ngầm là:

  • (A) Những điều học được một cách có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết vấn đề tương tự dễ dàng.
  • (B) Những điều học được một các không có ý thức mà sau đó động vật rút kinh nghiệm để giải quyết vấn đề tương tự
  • (C) Những điều học được một cách có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết vấn đề tương tự dễ dàng
  • (D) Những điều học được một cách không có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết vấn đề tương tự dễ dàng

👉 Xem giải chi tiết

Câu 18:

Ở động vật có hệ thần kinh chưa phát triển, tập tính kiếm ăn

  • (A) là tập tính học được
  • (B) phần lớn là tập tính học được
  • (C) phần lớn là tập tính bẩm sinh
  • (D) một số ít là tập tính bẩm sinh

👉 Xem giải chi tiết

Câu 19:

Tu hú không có tập tính ấp trứng, vậy chúng duy trì nòi giống bằng cách nào

  • (A) Chúng đẻ con
  • (B) Chúng “đẻ nhờ” vào tổ chim khác
  • (C) Tiện đâu đẻ đấy
  • (D) Chúng đẻ số lượng trứng lớn để trừ hao

👉 Xem giải chi tiết

Câu 20:

Chim én (Delichon dasypus) thường bay về Phương Nam về mùa đông và bay trở lại miền Bắc vào mùa xuân khi thời tiết ấm áp. Đó là ví dụ về loại tập tính

  • (A) di cư
  • (B) xã hội
  • (C) sinh sản
  • (D) lãnh thổ

👉 Xem giải chi tiết

Câu 21:

Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là tập tính

  • (A) xã hội
  • (B) bảo vệ lãnh thổ
  • (C) sinh sản
  • (D) di cư

👉 Xem giải chi tiết

Câu 22:

Các nhóm động vật sau đều có sự phân chia thứ bậc ngoại trừ:

  • (A) Đàn hổ
  • (B) Đàn kiến
  • (C) Đàn gà
  • (D) Đàn ngựa

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO tap tinh o dong vat

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia

BÀI VIẾT NỔI BẬT