Trắc nghiệm Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân có đáp án (Vận dụng cao)

Taluma

500 Lượt tải

Trắc nghiệm Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân có đáp án (Vận dụng cao). Trắc nghiệm Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân có đáp án (Vận dụng cao)
Để download tài liệu Trắc nghiệm Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân có đáp án (Vận dụng cao) các bạn click vào nút TẢI VỀ bên trên.

📁 Chuyên mục: Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia

📅 Ngày tải lên: 20/10/2024

📥 Tên file: trac nghiem nang luong lien ket cua hat nhan, phan ung hat nhan co dap an ,van dung cao,-54848-thuvienvatly.doc (425KB)

🔑 Chủ đề: trac nghiem nang luong lien ket cua hat nhan phan ung hat nhan co dap an van dung cao


Trắc nghiệm Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân có đáp án (Vận dụng cao)

Câu 1:

Dùng một proton có động năng 5,45 MeV bắn vào hạt nhân B49e đang đứng yên. Phản ứng tạo ra hạt nhân X và hạt α. Hạt bay ra theo phương vuông góc với phương tới của hạt proton và có động năng 4,0 MeV. Khi tính  động năng của các hạt, lấy khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử bằng số khối của chúng. Năng lượng tỏa ra trong phản ứng này bằng

  • (A) 1,145 MeV   
  • (B) 2,125 MeV  
  • (C) 4,225 MeV  
  • (D) 3,125 MeV 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 2:

Bắn một hạt proton với vận tốc 3.107m/s đến va chạm với hạt nhân Li đang đứng yên, gây ra phản ứng hạt nhân. Sau phản ứng tạo thành hai hạt nhân giống nhau chuyển động với cùng vận tốc, bay theo hai hướng tạo với nhau góc 160° . Coi khối lượng của các hạt gần đúng là số khối (với đơn vị u). Biết 1uc2=931,5MeV .  Năng lượng tỏa ra là:

  • (A) 20,0 MeV 
  • (B) 17,4 MeV 
  • (C) 14,6 MeV 
  • (D) 10,2 MeV

👉 Xem giải chi tiết

Câu 3:

Dưới tác dụng của bức xạ gamma hạt nhân 12C đang đứng yên tách thành các hạt 4He. Tần số tia gamma 4.1021Hz. Các hạt He có cùng động năng. Cho mc=12.000u;mHe=4,0014u;1u=931,5MeV . Động năng mỗi hạt He là:

  • (A)  6,6.10-13J
  • (B)  4,6.10-13J
  • (C)  5,56.10-13J
  • (D)  7,56.10-13J

👉 Xem giải chi tiết

Câu 4:

Cho phản ứng hạt nhân n01+L36iH13+α. Hạt nhân L36i   đứng yên, nơtron có động năng Kn=2MeV. Hạt α và hạt nhân H13 bay ra theo các hướng hợp với hướng tới của nơtron những góc tương ứng bằng θ=15° và φ=30° . Lấy tỉ số giữa các khối lượng hạt nhân bằng tỉ số giữa các số khối của chúng. Giả sử phản ứng không kèm theo bức xạ γ. Phản ứng tỏa hay thu bao nhiêu năng lượng?

  • (A) Thu 1,52 MeV
  • (B) tỏa 1,66 MeV 
  • (C) thu 1,66 MeV 
  • (D) tỏa 1,52 MeV 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 5:

Cho prôtôn có động năng Kp=2,5MeV  bắn phá hạt nhânL37i đứng yên. Biết mp=1,0073u;mLi=7,0142u;mX=4,0015u;1u=931,5Mev/c2 . Sau phản ứng xuất hiện hai hạt X giống nhau có cùng động năng và có phương chuyển động hợp với phương chuyển động của prôtôn một góc φ như nhau. Coi phản ứng không kèm theo bức xạ γ . Giá trị của φ là

  • (A)  41,35°
  • (B)  79,70
  • (C)  39,9°
  • (D)  82,7°

👉 Xem giải chi tiết

Câu 6:

Cho phản ứng hạt nhân:n12+L36iα+H13 . Hạt nhân L36i đứng yên, notron có động năng 3MeV. Hạt αvà hạt nhân  H13bay ra theo các hướng hợp với hướng chuyển động của notron những góc tương ứng là 45°30°. Coi phản ứng không kèm bức xạ gamma và lấy tỉ số khối lượng giữa các hạt nhân bằng tỉ số số khối của chúng. Phản ứng trên

  • (A) thu năng lượng 2, 263MeV . 
  • (B) tỏa năng lượng 2, 263MeV 
  • (C) thu năng lượng 2, 236MeV 
  • (D) tỏa năng lượng 2, 236MeV 

👉 Xem giải chi tiết

Câu 7:

Hạt α có động năng 4 MeV bắn vào một hạt nhân B49e đứng yên, gây ra phản ứng α+B49eC612+n . Biết phản ứng không kèm theo bức xạ γ. Hai hạt sinh ra có vectơ vận tốc hợp với nhau một góc bằng 70°. Biết khối lượng của hạt α, và n lần lượt là mα=4,0015u,mBe=9,01219u,mn=1,0087u; lấy u=931,5MeV/c2. Động năng của hạt nhân  C612 xấp xỉ là

  • (A) 0,1952 MeV.   
  • (B) 0,3178 MeV
  • (C) 0,2132 MeV
  • (D) 0,3531 MeV.

👉 Xem giải chi tiết

Câu 8:

Hạt  α bắn vào hạt nhân Al đứng yên gây ra phản ứng: A1327l+αP1530+n. Phản ứng nàu thu năng lượng Q = 2,7MeV. Biết hai hạt sinh ra có cùng vận tốc. Coi khối lượng hạt nhân bằng số khối của chúng. Động năng của hạt  α là:

  • (A)  13MeV
  • (B)  3,1MeV
  • (C)  1,3MeV
  • (D) 31 MeV

👉 Xem giải chi tiết

Câu 9:

Hạt nhân αcó động năng 5,3 MeV bắn phá hạt nhân B49e đứng yên và gây ra phản ứng:α+B49eX+n. Hai hạt sinh ra có phương véctơ vận tốc vuông góc với nhau. Cho biết tổng năng lượng nghỉ của các hạt trước phản ứng nhiều hơn tổng năng lượng nghỉ của các hạt sau phản ứng là 5,6791MeV , khối lượng của các hạt mα=3,968mn;mX=11,8965mn. Động năng của hạt X là:

  • (A) 0,92 MeV 
  • (B) 0,95 MeV 
  • (C) 0,84 MeV 
  • (D) 0,75 MeV

👉 Xem giải chi tiết

Câu 10:

Bắn phá một proton vào hạt nhân L37i đứng yên. Phản ứng hạt nhân sinh ra hai hạt nhân X giống nhau và có cùng tốc độ. Biết tốc độ của proton bằng 4 lần tốc độ của hạt nhân X. Coi khối lượng của các hạt nhân bằng số khối theo đơn vị u. Góc tạo bởi phương chuyển động của hai hạt X là:

  • (A)  60°
  • (B)  90°
  • (C)  120°
  • (D)  150°

👉 Xem giải chi tiết

Câu 11:

Hạt nơtron có động năng 2 MeV bắn vào hạt nhân L37i đứng yên, gây ra phản ứng hạt nhân tạo thành một hạt α và một hạt T. Các hạt α và T bay theo các hướng hợp với hướng tới của hạt notrơn những góc tương ứng bằng 15° và 30° . Bỏ qua bức xạ gamma. Phản ứng thu hay tỏa năng lương? (Cho tỉ số giữa các khối lượng hạt nhân bằng tỉ số giữa các số khối của chúng)

  • (A)  17,4 MeV   
  • (B) 0,5 MeV
  • (C) 1,3 MeV
  • (D) -1,68 MeV

👉 Xem giải chi tiết

GỢI Ý THEO trac nghiem nang luong lien ket cua hat nhan phan ung hat nhan co dap an van dung cao

CÙNG TÁC GIẢ

CÙNG CHUYÊN MỤC Đề thi thử đại học môn Vật lý, Thi thử THPT Quốc gia

BÀI VIẾT NỔI BẬT