Tìm hiểu nhanh vật lí hạt (Phần 16)

Hiệp Khách Quậy Tia X và sự phóng xạ gây nhiều hứng thú trong giới khoa học và đông đảo công chúng. Người ta hân hoan trước những mới lạ mà những khám phá này đem lại – các ảnh chụp xương bàn chân xuyên qua giày của họ, những cái kim đồng hồ phát sáng – mà ngây thơ không biết đến mặt tối của thứ ánh sáng bí ẩn này. Xin mời đọc tiếp.

Đến lượt Rutherford

Tia X và sự phóng xạ gây nhiều hứng thú trong giới khoa học và đông đảo công chúng. Người ta hân hoan trước những mới lạ mà những khám phá này đem lại – các ảnh chụp xương bàn chân xuyên qua giày của họ, những cái kim đồng hồ phát sáng – mà ngây thơ không biết đến mặt tối của thứ ánh sáng bí ẩn này.

Chính Ernest Rutherford (1871–1937) là người vén mở bản chất của những hiện tượng mới này. Sinh ra và học tập ở Canterbury, New Zealand, Rutherford đến Phòng thí nghiệm Cavendish với vai trò nghiên cứu sinh đầu tiên (thông thường người làm việc ở Cavendish phải kinh qua hệ thống giáo dục Cambridge).

Ernest Rutherford

Sau đó, Rutherford chỉ ra rằng các tia phóng xạ của Becquerel thật ra gồm ba loại bức xạ. Trong số ba loại, ông nhận ra được loại alpha và beta, và đặt tên cho loại thứ ba, gamma, loại này được khám phá bởi nhà hóa học Pháp Paul Villard (1860–1934) vào năm 1900. Chúng được phân biệt bởi khả năng đâm xuyên khác nhau. Nói đại khái, “bức xạ” ám chỉ các hạt hay các sóng truyền năng lượng mà không cần một môi trường trung chuyển nào đó.

 Ernest Rutherford

Hóa ra đó là một lần chuyển công tác đem lại thành tựu. Qua một nỗ lực chung với Frederick Soddy (1877–1956), ông chỉ ra rằng sự phân rã phóng xạ đưa đến sự biến tố, giải quyết được vấn đề nguồn cung năng lượng dường như vô hạn của chúng từ đâu mà có.

Ông giành Giải Nobel Hóa học 1908 “cho những nghiên cứu của ông về sự phân rã các nguyên tố, và hóa học về các chất phóng xạ”. Thế nhưng đó chỉ mới là khởi đầu của đứa con nổi tiếng nhất của Nam Đảo [New Zealand] mà thôi.

TÌM HIỂU NHANH VẬT LÍ HẠT
Tom Whyntie & Oliver Pugh
Bản dịch của Thuvienvatly.com
<< Phần trước | Phần tiếp theo >>

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm