Tìm hiểu nhanh vật lí hạt (Phần 13)

Hiệp Khách Quậy Johann Hittorf (1824–1914), khi đang làm việc với ống chân không Geissler, để ý thấy vào năm 1869 rằng lóe sáng rực trong ống có vẻ phát ra từ cathode theo đường thẳng. Eugen Goldstein (1850–1930) đã đặt tên khai sinh cho khám phá của Hittorf là “tia cathode” vào năm 1876 (Kathodenstrahlen). Trường phái... Xin mời đọc tiếp.

Một dạng ánh sáng mới chăng?

Johann Hittorf (1824–1914), khi đang làm việc với ống chân không Geissler, để ý thấy vào năm 1869 rằng lóe sáng rực trong ống có vẻ phát ra từ cathode theo đường thẳng. Eugen Goldstein (1850–1930) đã đặt tên khai sinh cho khám phá của Hittorf là “tia cathode” vào năm 1876 (Kathodenstrahlen). Trường phái Đức (trong đó có Heinrich Hertz) giữ quan điểm rằng các tia sáng kì lạ này phải là một nhiễu động trong aether truyền sáng.

Tia cathode 

Trong khi đó, bên kia Eo biển Anh, William Crookes (1832–1919) đã phát triển một ống chân không thu được áp suất cần thiết (khoảng một phần triệu của một atmosphere) loại bỏ đủ chất khí để làm đen hoàn toàn bên trong ống, và thay vậy làm cho thủy tinh ở đầu anode của ống phát sáng.

Sử dụng các ống chân không ưu việt của ông, Crookes chỉ ra rằng tia cathode thật ra phải là những hạt li ti trong tự nhiên.

Tia cathode

Ông còn đặt những chong chóng nhỏ có thể quay bởi dòng hạt giả định của ông khi dòng điện bật.

Vậy thì ai đúng? Tia cathode là các dao động trong aether, hay là các hạt vật chất li ti? Lịch sử phải chờ đến một trong những gã khổng lồ của vật lí lí thuyết và thực nghiệm đưa ra lời giải đáp.

TÌM HIỂU NHANH VẬT LÍ HẠT
Tom Whyntie & Oliver Pugh
Bản dịch của Thuvienvatly.com
<< Phần trước | Phần tiếp theo >>

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm