Hiệp Khách Quậy Nhìn bề ngoài, nó là một gã béo: đầy đặn 1,4 lần đường kính Mộc tinh, hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời của chúng ta. Được khám phá vào năm 2016, thoạt nhìn Kelt-11b chỉ là một trong nhiều “Mộc tinh nóng” cỡ lớn quay gần ngôi sao của chúng, và làm giảm đáng kể ánh sáng của ngôi sao mẹ khi chúng đi... Xin mời đọc tiếp.
7. Hành tinh Kelt-11B
Nó là gì?
Ngoại hành tinh “Mộc tinh nóng”
Nó ở đâu?
Hệ sao Kelt-11, ở xa 320 năm ánh sáng
BÍ ẨN: HỆ MẶT TRỜI CỦA CHÚNG TA CÓ BÌNH THƯỜNG KHÔNG?
Nhìn bề ngoài, nó là một gã béo: đầy đặn 1,4 lần đường kính Mộc tinh, hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời của chúng ta. Được khám phá vào năm 2016, thoạt nhìn Kelt-11b chỉ là một trong nhiều “Mộc tinh nóng” cỡ lớn quay gần ngôi sao của chúng, và làm giảm đáng kể ánh sáng của ngôi sao mẹ khi chúng đi ngang qua phía trước (theo hướng nhìn của chúng ta).
Nhưng khi các nhà thiên văn tính khối lượng của Kelt-11b, họ thấy nó đúng là đồ tép riu, chỉ bằng 20 phần trăm khối lượng Mộc tinh. Kết hợp con số này với kích cỡ của nó thì tỉ trọng trung bình của hành tinh này chỉ nhỉnh hơn hộp xốp polystyrene một chút.
Ngày nay chúng ta có một danh sách tăng dần về những hành tinh phụng phệ này: mới đầu năm nay thôi chúng ta tìm thấy WASP-127b, nó có các số liệu thống kê chủ yếu rất giống với Kelt-11b. Vấn đề là chúng cứ bay lởn vởn trước những thứ chúng ta nghĩ chúng ta đã biết về sự hình thành hành tinh, dựa trên hệ Mặt Trời của chúng ta. “Chúng ta thật sự chẳng biết làm thế nào chúng lại căng phồng lên như thế,” phát biểu của Joshua Pepper tại Đại học Lehigh ở Pennsylvania, người lãnh đạo đội Kelt-11b.
Hệ Mặt Trời của chúng ta đem lại ý nghĩa tham khảo cho chúng ta. Có những hành tinh đất đá kích cỡ nhỏ như Trái Đất ở phía trong, và các hành tinh khí khổng lồ như Mộc tinh ở phía ngoài. Khi các hành tinh hình thành, sức nóng ở gần Mặt Trời làm giải thoát phần lớn chất khí, nhưng những lượng lớn các chất dễ bay hơi ngưng tụ lại trong những vùng nguội hơn, ở phía ngoài, làm cho lõi rắn to dần để xung quanh đó những quả cầu khí khổng lồ tích tụ vào. Tuy nhiên, những vật thể hình nấm và những vật thể hình thù kì dị khác mà chúng ta đã tìm thấy cho thấy kịch bản này không phải lúc nào cũng đúng.
Chỉ dẫn duy nhất mà chúng ta có là những vật thể kì lạ này ở rất gần ngôi sao của chúng. “Chắc chắn nó liên quan đến mức bức xạ mà chúng đang nhận,” phát biểu của Don Pollaco tại Đại học Warwick, Anh, người đã giúp khám phá WASP-127b. Nhưng các tính toán cho thấp bấy nhiêu thôi chưa đủ để giải thích sự căng phồng của chúng.
Các Mộc tinh nóng và các hành tinh phụng phệ được cho là đã hình thành ở phía ngoài, sau đó di cư vào trong. Tất cả các hành tinh lúc ban đầu đều nóng bỏng, vì sự tích tụ các mảnh vụn với nhau tạo nên chúng làm giải phóng năng lượng hấp dẫn và động năng. Nếu chúng di cư trước khi chúng có thể nguội hẳn, thì có lẽ môi trường do ngôi sao đem lại quá nóng nên chúng không bao giờ tống khứ được lượng nhiệt còn thừa. Hoặc có lẽ các hành tinh đó bị thổi phồng lên trở lại, có khả năng do những trận gió hạt vũ trụ hoặc do từ trường của ngôi sao.
Không ai thật sự biết được. “Khi bạn nghĩ về nó, đó là chuyện không thể tin nổi,” Pollaco nói. “Có cái gì đó đang vận hành hiệu quả đến mức khó tin làm căng phồng những hành tinh đó.”
Chúng ta càng chứng kiến nhiều vật thể hành tinh kì lạ, thì chúng ta càng phải đối mặt trước một câu hỏi bao quát hơn: phải chăng chúng là quy luật, còn hệ Mặt Trời của chúng ta là ngoại lệ? Một lần nữa, chẳng ai biết trả lời. “Chúng ta không biết liệu cấu hình hệ Mặt Trời của chúng ta là phổ biến hay là hiếm gặp,” Pepper nói. “Đơn giản là chúng ta chưa có khả năng khảo sát đủ các hệ với đủ cách khác nhau để biết được điều đó.”
Nguồn: New Scientist