Hiệp Khách Quậy Khái niệm lạm phát vũ trụ chỉ một khoảng thời gian giãn nở nhanh và tăng tốc mà các nhà khoa học nghĩ rằng đã xảy ra hồi khoảng 14 tỉ năm trước Xin mời đọc tiếp.
Khái niệm lạm phát vũ trụ chỉ một khoảng thời gian giãn nở nhanh và tăng tốc mà các nhà khoa học nghĩ rằng đã xảy ra hồi khoảng 14 tỉ năm trước
Vũ trụ của chúng ta có khả năng chưa bao giờ tăng cỡ nhanh như cái đã xảy ra trong khoảng thời gian đó. Nhanh hơn một cái chớp mắt, toàn bộ vũ trụ giãn nở đến mức một vùng kích cỡ bằng một nguyên tử đột ngột biến thành cỡ quả bưởi.
Các nhà khoa học cho rằng sự giãn nở này bị chi phối bởi thế năng của trường inflaton, một trường mới xuất hiện ngay sau vụ nổ lớn.
Bằng chứng cho lí thuyết lạm phát vũ trụ đến từ Bức xạ nền Vi sóng Vũ trụ, hay CMB, hình ảnh phân bố ánh sáng được giải phóng khi vũ trụ sơ khai lần đầu tiên đủ lạnh cho các hạt chuyển động tự do trong nó.
Mặc dù gần như đồng đều, nhưng CMB có chứa các gợn sóng. Các nhà khoa học cho rằng những gợn sóng này là do các thăng giáng lượng tử nhỏ xíu đã được khuếch đại lên cỡ lớn bởi sự lạm phát vũ trụ.
Các nhà nghiên cứu sự lạm phát vũ trụ qua các thí nghiệm tại các kính thiên văn, ví dụ vệ tinh Planck và BICEP2 tại Nam Cực. Các thí nghiệm này đo các bộ phận của CMB, tìm kiếm vết tích của sự lạm phát.
Khi lạm phát kết thúc, sự giãn nở của vũ trụ của chúng ta bắt đầu chậm dần. Nhưng sau đó một tác động khác xảy ra, đưa nó trở lại vào tình trạng tăng tốc. Tác động này được cho năng lượng tối.
Theo Symmetry Magazine