Hiệp Khách Quậy Magnesium là cần thiết cho hầu hết mọi sinh vật sống và giữ một vai trò quan trọng trong sự quang hợp. Nó là ion trung tâm của chlorophyll, sắc tố diệp lục cho phép cây xanh sử dụng ánh sáng để biến đổi carbon dioxide và nước thành glucose/năng lượng và oxygen. Cây xanh hấp thu magnesium từ đất và, vì... Xin mời đọc tiếp.
Số nguyên tử: 12
Trọng lượng nguyên tử: 24,3050
Màu sắc: trắng bạc
Pha: rắn
Phân loại: kim loại kiềm thổ
Điểm nóng chảy: 650oC
Điểm sôi: 1090oC
Cấu trúc tinh thể: hình sáu cạnh
Magnesium là cần thiết cho hầu hết mọi sinh vật sống và giữ một vai trò quan trọng trong sự quang hợp. Nó là ion trung tâm của chlorophyll, sắc tố diệp lục cho phép cây xanh sử dụng ánh sáng để biến đổi carbon dioxide và nước thành glucose/năng lượng và oxygen. Cây xanh hấp thu magnesium từ đất và, vì magnesium là thành phần chủ chốt của chlorophyll, nên sự thiếu magnesium là dễ dàng phát hiện được. Lá cây bắt đầu chuyển sang màu vàng nâu, và những đốm đỏ hoặc tía có thể làm thủng lá khi chất diệp lục ít dần. Một giải pháp đơn giản là phun xịt magnesium cho lá, hoặc bổ sung magnesium-calcium-carbonate vào đất.
Con người hấp thu magnesium từ thực vật, hoặc động vật tiêu hóa thực vật, và việc hấp thu đủ magnesium là thiết yếu cho một số quá trình then chốt trong cơ thể. Magnesium là nguyên tố vi lượng dồi dào thứ tư có trong cơ thể chúng ta và khoảng 60% lượng magnesium đó được cơ thể sử dụng để duy trì cấu trúc xương. Phần còn lại là cần thiết cho hơn 300 phản ứng sinh hóa, bao gồm các phản ứng trợ hoạt cho chức năng thần kinh, cơ bắp và tim mạch, điều hòa lượng đường trong máu, giải phóng năng lượng từ thức ăn và tổng hợp protein.
Thiếu hụt magnesium có thể gây ra các chứng bệnh dạ dày-ruột, ví dụ như Bệnh Crohn, bệnh làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ khoáng chất. Thiếu magnesium cũng có thể xảy ra nếu như tình trạng đái tháo đường không được kiểm soát tốt và ở những người mắc chứng đi tiểu nhiều lần. Các dấu hiệu của cơ thể thiếu hụt magnesium là bơ phờ, ủ rũ, thay đổi tính nết, nhịp tim thất thường và bị tai biến.
Các chuyên gia y tế quan tâm đến vai trò của magnesium trong chứng viêm não tủy, bệnh tình có vẻ được cải thiện khi tiêm magnesium-saline có kiểm soát. Con người cần ít nhất 200 mg (0,007 oz) magnesium mỗi ngày và các nguồn cung magnesium tốt bao gồm cám, chocolate, đậu nành, củ cải vàng, quả hạnh và đậu Brazil.
Trình diễn đốt magnesium là một trong những thí nghiệm hấp dẫn trong lớp hóa học của nhiều người chúng ta. Magnesium còn giữ một vai trò thiết yếu trong cơ chế hóa học của cơ thể người, dẫn tới một số ứng dụng của nó trong y khoa.
Kể từ thế kỉ mười bảy, hợp chất magnesium sulfate ở dạng muối Epsom đã được dùng để chữa giảm táo bón. Phương thuốc được khám phá vào năm 1618 trong một kì hạn hán, khi người nông dân Henry Wicker đi bộ qua vùng Epsom Common ở miền nam nước Anh và để ý thấy gia súc không uống nước từ một hồ nước. Ông nếm thử nước ở đó và thấy nó hơi đắng. Nguyên nhân cho điều này được tìm thấy khi ông cho bay hơi một phần nước và thu được các tinh thể magnesium sulfate. Các tinh thể này được gọi là muối Epsom và sớm có giá trị y khoa của chúng, nhất là trong điều trị chứng táo bón. Thể vẩn magnesium hydroxide – thường được gọi là Sữa Magnesia – cũng trở nên nổi tiếng là chất nhuận tràng và được dùng để điều trị chứng khó tiêu (là chất làm giảm acid trong dạ dày, chúng giúp làm trung hòa acid dạ dày).
Magnesium cũng giữ một vai trò nhất định trong việc giảm tác hại đến môi trường do xe cộ và máy bay gây ra. Magnesium là chất dễ cháy khi ở dạng dây hoặc dạng bột, nhưng khi nó ở dạng rắn khối thì rất khó bén lửa. Tính chất này, kết hợp với độ bền và nhẹ của nó khi pha hợp kim với nhôm, dẫn tới công dụng của nó trong chế tạo máy bay và xe cộ. Giảm trọng lượng của xe và máy bay có nghĩa là chúng sử dụng ít nhiên liệu hơn, nhờ đó giảm gây ô nhiễm môi trường – hơn nữa, magnesium có thể được tái chế khi xe cộ và máy bay hết hạn sử dụng.
Trích The Periodic Table – Paul Parsons & Gail Dixson