Giải Nobel Vật lí 2013 sẽ thuộc về ai?

Hiệp Khách Quậy Còn chưa đầy hai tuần nữa là đến mùa giải Nobel năm 2013. Như thường lệ, trước giờ vàng người ta lại tranh cãi và đặt cược lớn cho những ứng cử viên ưa thích của mình. Cũng như mọi năm, hãng tin Thomson Reuters đưa ra ba lựa chọn cho... Xin mời đọc tiếp.

Còn chưa đầy hai tuần nữa là đến mùa giải Nobel năm 2013. Như thường lệ, trước giờ vàng người ta lại tranh cãi và đặt cược lớn cho những ứng cử viên ưa thích của mình. Cũng như mọi năm, hãng tin Thomson Reuters đưa ra ba lựa chọn cho giải Nobel Vật lí.

Irène Curie và Marie Curie

Irène Curie và Marie Curie tại Bệnh viện Hoogstade Hospital ở Bỉ, năm 1915. Gia đỉnh Curie có nhiều người nhận giải Nobel

Đứng đầu danh sách Reuters là Francois Englert và Peter Higgs cho nghiên cứu của họ về hạt boson Brout–Englert–Higgs. Thứ đến là Geoffrey Marcy, Michael Mayor và Dider Queloz cho những khám phá của họ về những hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời; còn Hideo Hosono được đề cử cho khám phá của ông về những chất siêu dẫn gốc sắt.

Các biên tập viên của tạp chí Physics World ở Anh cũng đặt cược cho hạt Higgs (mặc dù chính xác những ai sẽ được trao giải thì đó là một câu hỏi khác). Nhưng cũng có nhiều lựa chọn khác cho giải Nobel. Chẳng hạn như Alain Aspect, Anton Zeilinger và John Clauser cho công trình nghiên cứu về bất đẳng thức Bell – các thí nghiệm xác nhận sự vướng víu lượng tử.

Hoặc có thể là công trình nghiên cứu về các dao động neutrino, cùng với Atsuto Suzuki đến từ thí nghiệm SuperKamiokande của Nhật Bản.

Biên tập viên Martin Durrani của tờ Physics World vẫn trung thành với danh sách dự đoán mà ông đã nêu ra trong mấy năm gần đây. Đó là hiệu ứng Aharonov–Bohm và pha Berry. (David Bohm đã qua đời hồi năm 1992 nên nếu trao giải thì chỉ có Yakir Aharonov và Michael Berry nhận.) Những nhà nghiên cứu khác có thể nhận vé đi Stockholm là John Pendry và David Smith cho tiên đoán và khám phá của họ về sự khúc xạ nghịch (chiết suất âm), có lẽ còn có công của Ulf Leonhardt nữa.

Phát minh ra LED ánh sáng trắng và LED ánh sáng xanh lam của Shuji Nakamura tại trường Đại học California, Santa Barbara, cũng đáng được xét đến, vì đó là một đột phá quan trọng trong công nghệ thắp sáng.

Lịch công bố giải Nobel 2013:

- Nobel Sinh lí học hay Y học: Thứ hai, 7/10, lúc 11:30 sáng, giờ Stockholm

- Nobel Vật lí học: Thứ ba, 8/10, lúc 11:45 sáng, giờ Stockholm

- Nobel Hóa học: Thứ tư, 9/10, lúc 11:45 sáng, giờ Stockholm

- Nobel Hòa bình: Thứ sáu, 11/10, lúc 11:00 sáng, giờ Stockholm

- Nobel Kinh tế học: Thứ hai, 14/10, lúc 1:00 chiều, giờ Stockholm

- Nobel Văn chương: Ngày giờ sẽ được công bố sau.

Mời đọc thêm