Lớp vỏ Trái đất bên dưới Nam Cực dày bao nhiêu?

Hiệp Khách Quậy Phần lớn nghiên cứu Nam Cực tập trung vào băng – và đúng thôi, vì lớp băng khổng lồ dày tới 3800 m bao phủ khoảng 99% diện tích lục địa này. Nhưng bên dưới lớp nước đóng băng đó, Nam cực, giống như sáu khối đất liền kia của hành tinh chúng ta, là lớp vỏ lục địa. Xin mời đọc tiếp.

Phần lớn nghiên cứu Nam Cực tập trung vào băng – và đúng thôi, vì lớp băng khổng lồ dày tới 3800 m bao phủ khoảng 99% diện tích lục địa này. Nhưng bên dưới lớp nước đóng băng đó, Nam cực, giống như sáu khối đất liền kia của hành tinh chúng ta, là lớp vỏ lục địa.

Nay các nhà nghiên cứu đang phân tích số liệu địa chấn thu từ lục địa tận cùng phương nam để lập một bản đồ mới cho thấy chiều sâu của lớp vỏ Nam Cực. Với độ phân giải 1 độ x 1 độ, tấm bản đồ, công bố trên số ra ngày 12 tháng 1 của tạp chí Tectonophysics, cung cấp cái nhìn chi tiết nhất về sự biến thiên bề dày của lớp vỏ Nam Cực.

Bản đồ Nam cực

Bản đồ Nam cực cùng với sự biến thiên địa hình bên dưới lớp băng của nó. Ảnh: Baranov, A., Morelli, A., The Moho depth map of the Antarctica region, Tectonophysics (2013)

Đội nghiên cứu đã lập mô hình bề dày lớp vỏ Nam cực bằng cách tìm kiếm một ranh giới địa chấn gọi là Moho, hay gián đoạn Mohorovičić. Moho biểu diễn đường ranh giới giữa lớp vỏ Trái đất và lớp bao của nó. Những sóng địa chấn sơ cấp (sóng P) thay đổi tốc độ đột ngột khi chúng đi tới Moho, nên đó là một ranh giới tương đối dễ nhận ra đối với các nhà địa vật lí học.

Lớp vỏ xưa nhất của Nam Cực, có tuổi từ kỉ Archean và Proterozoic, sâu từ 36 đến 56 km, theo phân tích của Baranov. Lớp vỏ lục địa trẻ nhất, tìm thấy trong Hệ Vết nứt Tây Nam Cực, đạt tới độ sâu 16 đến 28 km. Trên toàn lục địa phương nam, Moho có độ sâu trung bình 33,8 km.

Mô hình bề dày lớp vỏ mới của Nam Cực khác với những ước tính trước đây đến 24 km – tương đương 30% - vì nó bao gồm rất nhiều số liệu không được tính đến trong những mô hình trước đây, Baranov nói.

Vì nhiều thông số địa vật lí, như trường hấp dẫn của Trái đất, nhạy với sự biến thiên bề dày của lớp vỏ, nên dữ liệu của Baranov sẽ quan trọng cho những nhà nghiên cứu khác đang nghiên cứu các quá trình địa động lực học đã định hình các lục địa.

Theo OurAmazingPlanet

Mời đọc thêm