Hiệp Khách Quậy Khi bạn đọc những dòng này, một đám mây khổng lồ gồm hạt tích điện đang lao nhanh về phía hành tinh chúng ta, một vụ phun trào vật chất vành nhật hoa (CME) do một tai lửa loại X1.4 phát ra từ vết đen mặt trời 1520 hôm 12 tháng 7. CME va chạm với từ trường Trái đất trong hôm nay (14/7), có khả năng ảnh... Xin mời đọc tiếp.
Khi bạn đọc những dòng này, một đám mây khổng lồ gồm những hạt tích điện đang lao nhanh về phía hành tinh chúng ta, một vụ phun trào vật chất vành nhật hoa (CME) do một tai lửa loại X1.4 phát ra từ vết đen mặt trời 1520 hôm 12 tháng 7. CME va chạm với từ trường Trái đất trong hôm nay (14/7), có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động vệ tinh và mạng lưới điện, đồng thời gây tăng hoạt động cực quang.
Dự báo sẽ có một cơ bão địa từ cấp độ từ G2 đến G4, mặc dù có khả năng nhất là cơn bão cỡ G2 từ “trung bình” đến “dữ dội”.
Theo tiến sĩ Alex Young thuộc Trung tâm Du hành Vũ trụ Goddard của NASA, một cơn bão cỡ G2 có thể gây ra một số thăng giáng công suất có khả năng làm hỏng một số thiết bị cảnh báo điện áp của các công ti điện lực. Các công ti viễn thông có lẽ phải hiệu chỉnh quỹ đạo vệ tinh của họ, nhưng ở những vĩ độ cao thì người ta có thể thưởng thức màn trình diễn ngoạn mục của cực quang về đêm.
123physics (thuvienvatly.com)
Nguồn: Universe Today