Hỏi đáp cùng tác giả 'Lỗ đen, Lỗ sâu dục và Cỗ máy thời gian'

Hiệp Khách Quậy Nhà vật lí và nhà viết sách phổ biến khoa học tại trường Đại học Surrey, Jim Al-Khalili, vừa cho ra mắt cuốn Những người tìm đường: Thời kì vàng son của Khoa học Arab. Tuần trước, ông vừa thực hiện một bài giảng trực tuyến trên kênh multimedia của trang physicsworld.com: “Trên vai của những người khổng... Xin mời đọc tiếp.

Nhà vật lí và nhà viết sách phổ biến khoa học tại trường Đại học Surrey, Jim Al-Khalili, vừa cho ra mắt cuốn Những người tìm đường: Thời kì vàng son của Khoa học Arab. Tuần trước, ông vừa thực hiện một bài giảng trực tuyến trên kênh multimedia của trang physicsworld.com: “Trên vai của những người khổng lồ phương đông: những đóng góp bị lãng quên của các nhà vật lí thời trung cổ”.

Trong buổi giảng, Al-Khalili đã trả lời khá nhiều câu hỏi của khán giả. Dưới đây là một vài câu hỏi đáp trong số đó.

 Jim Al-Khalili

Jim Al-Khalili là tác giả của tập sách Lỗ đen, Lỗ sâu đục và Cỗ máy thời gian mà Thuvienvatly.com đang biên dịch

Hỏi: Có mối liên hệ nào giữa Hồi giáo với vai trò là một tôn giáo và cái mà nền văn minh Hồi giáo đạt được trong khoa học hay không?

Jim Al-Khalili: Khoa học đã được đạo Hồi buổi đầu khích lệ, và bằng chứng có thể tìm thấy trong kinh Koran và Hadith (những lời của Prophet). Đạo Hồi quan niệm một trách nhiệm giáo lí là phải tìm hiểu kì công sáng tạo của Thánh.

Các nhà khoa học Hồi giáo hay Arab có tham gia nghiên cứu vật lí sau thời Galileo hay không? Nếu có thì những đóng góp chính của họ là gì? Nếu không, theo ông cái gì là cần thiết để thế giới nói tiếng Arab tham gia trở lại?

Đối với tôi, một trong những nhà vật lí vĩ đại nhất của 100 năm qua, tính trên toàn thế giới, là nhà vật lí Hồi giáo người Pakistan Abdus Salam, người đã giành giải Nobel năm 1979 cho những đóng góp của ông trong sự phát triển lí thuyết điện yếu. Nhưng công bằng mà nói, xét theo những thành tựu khoa học trong những năm gần đây, thế giới Hồi giáo đã có rất nhiều sự cố gắng để bắt kịp [bước phát triển của khoa học]. Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu rất tốt, thí dụ như sự tài trợ tăng lên cho khoa học ở nhiều quốc gia, và Mùa xuân Arab đó mang lại nhiều hi vọng cho một tương lai sáng sủa hơn.

Có vị học giả nói tiếng Arab thời trung cổ nào là nữ hay không?

Có một vài người, như Miriam al-Ijli al-Astrulabi đã làm thủ công những cái astrolabe phức tạp (một loại hệ thống định vị toàn cầu ngày xưa), và nữ thương nhân Fatima al-Fihri, người vào thế kỉ thứ 9 đã thành lập trường đại học lâu đời nhất thế giới ở Morocco.

Khái niệm photon hay hạt ánh sáng cũng từng được một vị học giả Arab nói tới phải không ông?

Đúng. Đặc biệt là Ibn Sina đã mô tả ánh sáng là gồm các hạt, không tán thành với al-Haytham, người nghĩ rằng nó là sóng – mặc dù không phải ở dạng thức toán học hiện đại chặt chẽ mà chúng ta hiểu với bước sóng, tần số,… như ngày nay.

Ông có nhận xét gì về độ chính xác của độ dài năm mặt trời mà Khayyam đã đo hồi 1000 năm trước?

Một thành tựu hết sức ấn tượng. Nó khớp với ước tính hiện đại của chúng ta đến sáu chữ số thập phân.

Tôi biết chữ Arab viết từ phải sang trái, nhưng trong bài trình chiếu của ông về điểm thập phân, dường như các con số được viết từ trái sang phải. Tôi thấy hơi kì kì, hay ông có thấy kì không?

Xin lỗi vì sự bất tiện, nhưng tôi không thấy kì gì cả. Tôi đã học phổ thông ở Iraq và học toàn bộ kiến thức toán đến trình độ A bằng tiếng Arab. Mặc dù chữ Arab viết từ phải sang trái, nhưng các con số thật ra giống như số chúng ta viết thôi. Tuy nhiên, các phương trình vẫn viết từ phải sang trái, nên chúng ta sẽ viết: 10 = x + y thay vì x + y = 10. Nhưng hãy nhớ, các con số bắt đầu với hàng đơn vị ở bên phải, kế đến là hàng chục rồi hàng trăm, tăng dần từ phải sang trái.

Có những nghiên cứu của người Hồi giáo về các nguyên tử hay không?

Không, không có gì ngoài cái họ có thể đã học từ những người Hi Lạp Leucippus và Democritus vào thế kỉ thứ 5 trước Công nguyên.

Có phải công bằng mà nói thì người Hi Lạp chẳng biết gì về lượng giác, hay số đo chu vi Trái đất của Eratosthenes với sai số 1% chỉ là một sự may mắn?

Vâng, công bằng mà nói thì người Hi Lạp không biết gì về lượng giác hết. Sức mạnh của họ là hình học, như Euclid đã tổng hợp trong bộ Các nguyên tố của ông. Mặc dù những nhà thiên văn như Ptolemy thật sự có những bảng lập của cái về cơ bản là tan của các góc, nhưng cái đó không giống với lượng giác thật sự vốn khai sinh ở Ấn Độ và được phát triển thêm bởi một số nhà toán học Hồi giáo như Al-Biruni, Abu al-Wafa’, Ibn Yunus, Al-Battani, Al-Tusi và Al-Kashi.

Vâng, Eratosthenes đã gặp may. Tôi có trình bày vấn đề này trong quyển sách của mình.

Al-Biruni có vẻ thật xuất sắc. Ông có thể nói một chút về ông ta hay không?

Anh phải đọc sách của tôi chứ!

Theo physicsworld.com

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm