Hiệp Khách Quậy G299.2-2.9 là một tàn dư sao siêu mới đẹp lộng lẫy được tìm cách thấy ở cách Dải Ngân hà khoảng 16 000 năm ánh sáng. Bằng chứng cho thấy G299.2-2.9 là tàn dư của một sao siêu mới loại Ia, trong đó một sao lùn trắng có đủ khối lượng để gây ra một vụ nổ nhiệt hạch. Xin mời đọc tiếp.
G299.2-2.9 là một tàn dư sao siêu mới đẹp lộng lẫy được tìm cách thấy ở cách Dải Ngân hà khoảng 16 000 năm ánh sáng. Bằng chứng cho thấy G299.2-2.9 là tàn dư của một sao siêu mới loại Ia, trong đó một sao lùn trắng có đủ khối lượng để gây ra một vụ nổ nhiệt hạch.
Ảnh tia X: NASA/CXC/U.Texas/S. Park, ROSAT; hồng ngoại: 2MASS/UMass/IPAC-Caltech/NASA/NSF
Vì nó già hơn đa số những tàn dư sao siêu mới do những vụ nổ như thế này gây ra, ở độ tuổi chừng 4500 năm, nên G299.2-2.9 mang đến cho các nhà thiên văn học một cơ hội tuyệt vời để nghiên cứu những vật thể này đã phát triển như thế nào theo thời gian. Nó cũng giúp khảo sát vụ nổ sao siêu mới Loại Ia đã tạo ra cấu trúc này.
Bức ảnh ghép này thể hiện G299.2-2.9 trong vùng sáng tia X do kính thiên văn Chandra và vệ tinh ROSAT cung cấp, màu cam, chồng lên một ảnh hồng ngoại thu từ 2MASS (Khảo sát Toàn bầu trời Hai Micron). Sự phát xạ tia X mờ nhạt từ vùng bên trong cho thấy hàm lượng tương đối lớn của sắt và silicon, đúng như trông đợi cho một tàn dư của một sao siêu mới Loại Ia. Lớp vỏ bên ngoài của tàn dư trên thì phức tạp, với ít nhất là một cấu trúc vỏ kép. Thông thường, một lớp vỏ bên ngoài phức tạp như vậy xuất hiện cùng với một ngôi sao đã nổ trong không gian, trong đó chất khí và bụi không phân bố đều.
Vì đa số các lí thuyết giải thích sao siêu mới Loại Ia đều giả định chúng giải phóng vật chất trong một môi trường đồng đều, nên những nghiên cứu chi tiết của lớp vỏ bên ngoài phức tạp này sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn những môi trường trong đó xảy ra những vụ nổ này. Việc tìm hiểu các chi tiết của những vụ nổ Loại Ia là rất quan trọng, vì các nhà thiên văn sử dụng chúng làm những vật mốc vũ trụ để đo Giải thưởng Nobel Vật lý của năm nay.
Nguồn: JPL/NASA