Nhà hình thái học tinh thể Henry Baker (1698-1774)

Hiệp Khách Quậy Sinh ở London vào ngày 8 tháng 5 năm 1698, Henry Baker là người có đóng góp đáng kể nhất cho sự truyền bá kính hiển vi và phổ biến kiến thức khoa học. Trong những năm tháng tuổi trẻ của mình, ông làm đệ tử của một người bán sách và sau... Xin mời đọc tiếp.

 Henry Baker

Sinh ở London vào ngày 8 tháng 5 năm 1698, Henry Baker là người có đóng góp đáng kể nhất cho sự truyền bá kính hiển vi và phổ biến kiến thức khoa học. Trong những năm tháng tuổi trẻ của mình, ông làm đệ tử của một người bán sách và sau đó ông đã thử vận may của mình với việc nghĩ ra và triển khai một hệ thống dạy nghe và nói đối với trẻ bị khuyết tật.Những thành tựu của Baker đã được nhà văn Daniel Defoe chú ý tới và đã truyền cảm hứng cho quyển tiểu thuyết của ông Lịch sử của Sự sống và Những cuộc phiêu lưu của Duncan Campbell, trong đó nhân vật chính là một pháp sư bị điếc. Người em gái út của Defoe, Sophia, còn si mê Baker và hai người kết hôn vào năm 1729.

Trở nên giàu có ngay từ buổi đầu sự nghiệp, Baker có cả một quãng thời gian thênh thang để theo đuổi nhiều đam mê của ông. Có lẽ bị ảnh hưởng bởi người bố vợ của ông, Baker thường tham gia nghệ thuật và là một nhà văn và nhà dịch thơ. Ông còn liên kết với Defoe cho xuất bản Tuần san Kiến thức phổ thông và là một người sáng lập ra Hội Nghệ thuật, thành lập vào năm 1754.

Đồng thời là thành viên của Hội Chơi đồ cổ và Hội Hoàng gia, Baker là một nhà tự nhiên học có những quan sát hiển vi học của những loài thú sống dưới nước và những hóa thạch gây sự chú ý của đông đảo người xem. Vào năm 1744, nghiên cứu của ông về hình thái học tinh thể đã mang về cho Baker Huy chương vàng Copley và đã truyền cảm hứng cho những nhà khoa học khác dấn thân vào những nghiên cứu hiển vi học có hệ thống của sự hình thành tinh thể. Nhiều chất liệu ông khảo sát được quan sát qua một chiếc kính hiển vi ghép do chuyên gia quang học người Anh John Cuff (1708-1772) chế tạo, theo chỉ thị của Baker.

Baker đã công bố hai quyển sách về hiển vi học, Hiển vi học thật đơn giản (1742) và Sử dụng kính hiển vi (1753), hai quyển sách cực kì nổi tiếng hồi thế kỉ 18. Thật vậy, cuốn Hiển vi học thật đơn giản đã qua năm lần tái bản vào năm 1769, và cả hai tác phẩm đã được dịch sang tiếng Pháp và tiếng Hà Lan. Liên tục bị mê hoặc với những kì quan vũ trụ hiện ra dưới kính hiển vi, Baker đã dành nhiều năm tháng của cuộc đời ông cho nghiên cứu hiển vi học. Trong Hiển vi học thật đơn giản, ông viết:

“Những tác phẩm của tự nhiên là nguồn gốc duy nhất của kiến thức thật sự, và việc nghiên cứu chúng là sự sử dụng sáng giá nhất của trí tuệ con người... Kính hiển vi mang lại cho chúng ta một cảm giác mới, tháo gỡ những hoạt động kì thú của tự nhiên, và đưa chúng ta đến với những kì qua mà những thời đại trước đây người ta không hề nghĩ đến”.

Qua đời ở London vào hôm sinh nhật lần thứ 76 của ông, tầm nhìn của Baker còn sống mãi qua những con người mà ông đã truyền cảm hứng khi lần đầu tiên ngắm nhìn qua kính hiển vi, cũng như những thế hệ đàn em của họ.

Mời đọc thêm