MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐA PHƯƠNG TIỆN

Hiệp Khách Quậy Với mô hình và phương pháp dạy học hiện nay, học sinh học tập một cách quá thụ động, có quá ít kênh thông tin được đưa ra cho học sinh tìm hiểu. Đồng thời với mô hình này quyền của người thầy “quá to” và quyền của người học “quá nhỏ”, nhà trường thường áp đặt giáo viên chứ học sinh thì không được chọn... Xin mời đọc tiếp.

Chu Văn Biên, Nguyễn Văn Thoại

Khoa khoa học tự nhiên, Trường Đại học Hồng Đức

307 Lê Lai, phường Đông Sơn, Tp Thanh Hóa.

lop hoc da phuong tienTóm tắt: Với mô hình và phương pháp dạy học hiện nay, học sinh học tập một cách quá thụ động, có quá ít kênh thông tin được đưa ra cho học sinh tìm hiểu. Đồng thời với mô hình này quyền của người thầy “quá to” và quyền của người học “quá nhỏ”, nhà trường thường áp đặt giáo viên chứ học sinh thì không được chọn thầy. Cần phải có một mô hình lớp học mới khác với mô hình trường lớp hiện nay.

Mở đầu: Đầu tiên ai cũng biết rất khó để có thể đào tạo một giáo viên trung bình thành một giáo viên giỏi, vậy thì tại sao chúng ta lại không khai thác tối đa những giáo viên giỏi. Một câu hỏi mà chúng ta thường né tránh: “Người biết ít có nên dạy cho người chưa biết hay không?”. Trong lúc chưa có câu trả lời thì cách tối ưu là để cho nhiều học sinh yếu học với một thầy giỏi. Vậy thì phải có một mô hình lớp học đông người!

Với mô hình lớp học này, tất cả học sinh trong trường đều có thể được học với giáo viên giỏi, vì với lớp học 100 – 200 chỗ ngồi để dạy cho khoảng 1000 học sinh (5 - 10 lớp) mà không có khó khăn gì. Các giáo viên chính của trường sẽ chịu trách nhiệm giảng dạy lý thuyết và mô phỏng thí nghiệm ảo, còn giáo viên trợ giúp sẽ phân chia học sinh thành các nhóm để hướng dẫn làm bài tập và thực hành thí nghiệm.

Trong khi đo với số lượng học sinh như vậy thì mọi khoản đóng góp của học sinh giảm xuống rất nhiều và sự trang bị cơ sở vật chất của nhà trường cũng giảm xuống đáng kể. Trước đây với khoảng 1000 học sinh và mỗi lớp học là 45 – 50 học sinh thì phải trang bị vật chất cho khoảng 20 - 25  lớp học.

Nội dung:

Lớp học đa phương tiện là gì? Lớp học đa phương tiện trong đó:

- Trong lớp học đa phương tiện số lượng học sinh học trong một lớp có thể lên tới 100 hoặc 200 học sinh.

- Trong lớp học đa phương tiện gồm có giáo viên chính và giáo viên trợ giúp. Giáo viên chính là người có chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm giỏi trong trường còn giáo viên trợ giúp là những giáo viên có chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đạt chuẩn.

- Về cơ sơ vật chất của lớp học đa phương tiện: lớp học được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại cần thiết như: bảng, máy tính, máy chiếu, âm thanh, mạng internet..đặt biệt phải có các phòng thí nghiệm hiện đại đạt tiêu chuẩn.

- Khi học ở lớp học này học sinh không phải ghi chép mà mọi nội dung chính của tiết học đã được phát từ đầu tiết học. Học sinh chỉ ngồi theo dõi bài giảng của giáo viên, trả lời các câu hỏi gợi mở của giáo viên đưa ra và làm thí nghiệm (nếu có).

-Giáo viên chính giảng dạy phần lý thuyết và mô phỏng thí nghiệm bằng thí nghiệm ảo trên máy tính cho cả lớp học. Các giáo viên trợ giúp thì phân nhóm lớp thành nhiều nhóm để hướng dẫn học sinh làm bài tập và thực hành thí nghiệm bằng các dụng cụ thực tế. Các giáo viên trợ giúp vừa là người trợ giúp nhưng cũng là vừa người giám sát đánh giá bài giảng của giáo viên chính.

Tại sao phải thay đổi mô hình lớp học truyền thống?

Với  mô hình lớp học và phương pháp dạy học truyền thống có rất nhiều nhược điểm mà khó khắc phục như:

+ Theo cách dạy truyền thống dụng cụ thí nghiệm là rất cần thiết và quan trọng trong việc phát triển trí tuệ cho học sinh nhưng để trang bị được cho tất cả các lớp học một bộ đầy đủ dụng cụ thí nghiệm tốt và bền là rất tốn kém ngay cả các nước phát triển việc này cũng rất khó khăn nên đối với nước ta càng khó khăn. Mà các dụng cụ thí nghiệm chỉ sử dụng được lặp lại một số lần sẽ hỏng hóc và hư hại khi đó sửa chữa và mua mới gây rất tốn kém.

+ Trong một trường lượng giáo viên giỏi (ở đây đề cập đến mọi khía cạnh của một giáo viên) ít mà đối với giáo dục đối tượng và sản phẩm là con người nên để đào tạo được một con người hoàn chỉnh cần giáo viên có trình độ thực sự, với lượng học sinh như hiện nay và mô hình lớp học truyền thống việc đáp ứng đủ giáo viên giỏi là rất khó khăn chưa nói là không thể làm được.

+ Phương pháp đào tạo ở nước ta lâu nay vẫn bị coi là thụ động. Giáo viên thường soạn bài ra các trang giáo án và giảng bài với phấn trắng bẳng đen, còn học sinh vừa phải chăm chú lắng nghe vừa phải ghi chép.

Kết luận: Khi sử dụng mô hình lớp học đa phương tiện thì khái niệm trường, lớp hiện nay sẽ thay đổi nhiều. Các giáo viên giảng dạy được “đặt hàng” từ trước và được giám sát chặt chẽ trong quá trình giảng dạy, và học sinh được quyền học những kiến thức chuẩn chính xác.

Khâu kiểm tra đánh giá học sinh sẽ do một bộ phận khác chứ không phải do giáo viên dạy tự đánh giá.

Tài liệu tham khảo

[1] Vương Đình Thắng. Máy vi tính với hệ thống đa phương tiện  MULTI MEDIA. Thông báo khoa học. Trường ĐHSP Huế. Số 1/1999.

[2] Phạm Xuân Quế, Giáo trình sử dụng máy tính trong dạy học vật lí. Nhà xuất bản đại học sư phạm, 2007.

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm