Hệ mặt trời - Phần 3

Hiệp Khách Quậy Các hành tinh gần Mặt trời nhất là Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất và Hỏa tinh. Chúng có cấu tạo chủ yếu là đá và kim loại. Các nhà thiên văn gọi chúng là những hành tinh đất đá. Nhà thiên văn học là những người nghiên cứu không gian vũ trụ. Xin mời đọc tiếp.

Thủy tinh

Bề mặt Thủy tinh trông thật cứng và gồ ghề. Các hành tinh đá cấu tạo từ những gì?

CHƯƠNG 3
NHỮNG HÀNH TINH ĐẤT ĐÁ

Các hành tinh gần Mặt trời nhất là Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất và Hỏa tinh. Chúng có cấu tạo chủ yếu là đá và kim loại. Các nhà thiên văn gọi chúng là những hành tinh đất đá. Nhà thiên văn học là những người nghiên cứu không gian vũ trụ.

Một hành tinh đá có một lớp vỏ đá mỏng ở phía ngoài. Bên dưới lớp này là một lớp đá dày hơn nhiều. Lớp thứ hai này, lớp bao, rất nóng ở ba trong số bốn hành tinh đá. Đá nóng mềm tựa như kẹo dẻo vậy. Các nhà khoa học nghĩ rằng lớp này ở trên Hỏa tinh thì lạnh hơn nhiều. Nó có khả năng ở dạng rắn. Tại nhân của mỗi hành tinh đá là một khối cầu kim loại.

Cấu tạp trái đất

Thủy tinh là hành tinh gần Mặt trời nhất. Nó cũng là hành tinh nhỏ nhất. Nó nhận rất nhiều nhiệt lượng từ Mặt trời. Nhưng một phần Thủy tinh hướng ra xa Mặt trời thì rất lạnh. Đây là vì hành tinh này hầu như không có khí quyển. Khí quyển là một lớp chất khí bao xung quanh một hành tinh. Nó thu giữ nhiệt lượng. Không có lớp này, bề mặt nóng của Thủy tinh nguội đi nhanh chóng khi nó quay ra xa phía Mặt trời.

Hệ mặt trời

Thủy tinh

Mặt đất trên Thủy tinh phủ đầy hàng nghìn hố thiên thạch. Những miệng hố sâu thẳm có dạng hình cái bát rộng. Miệng hố lớn nhất trên Thủy tinh rộng đến 1287 km. Diện tích đó còn to hơn cả bang Texas của Mĩ.

Kim tinh

Kim tinh là hành tinh thứ hai tính từ Mặt trời ra. Khí quyển của Kim tinh thật dày. Nó thu giữ rất nhiều nhiệt lượng của Mặt trời, giống như một tấm chăn vậy. Điều này khiến Kim tinh là hành tinh nóng nhất trong hệ mặt trời. Nhiệt độ trên Kim tinh khoảng 462oC.

Những ngọn núi cao mọc lên từ bề mặt Kim tinh. Nhiều trong số những ngọn núi này là núi lửa già. Chất khí nóng và đá tan chảy bắn vọt lên từ đỉnh những ngọn núi lửa đó. Chất khí và đá tan chảy đó xuất xứ từ ở sâu bên trong hành tinh. Các núi lửa trên Kim tinh đã yên nghỉ trong một thời gian dài. Nhưng chúng đã từng trút ra rất nhiều đá nóng hồi hàng triệu năm về trước.

Hỏa tinh

Trái đất là hành tinh thứ ba trong hệ mặt trời. Nó nằm cách Mặt trời 150 triệu km. Hành tinh của chúng ta có nhiệt độ vừa đúng thích hợp cho sự sống. Nó không quá nóng hay quá lạnh.

Bầu khí quyển của chúng ta thật quan trọng đối với sự sống. Khí quyển của Trái đất giữ đúng lượng nhiệt thích hợp của Mặt trời. Nó cũng có rất nhiều oxygen nữa. Động vật và con người cần oxygen để thở.

Trái đất

Mặt trăng

Trái đất còn có những đại dương, ao hồ và những dòng nước chảy. Con người cần nước để sinh sống. Động vật và thực vật cũng thế. Nước, khí quyển của chúng ta và khoảng cách đến Mặt trời đã biến Trái đất thành một nơi thật đặc biệt. Như chúng ta biết, Trái đất là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có sự sống.

Trái đất

Trái đất là hành tinh gần Mặt trời nhất có vệ tinh. Thủy tinh và Kim tinh không có vệ tinh nào. Mọi vệ tinh đều quay xung quanh hành tinh của chúng. Mặt trăng của chúng ta mất 27 ngày để đi một vòng quanh Trái đất.

Mặt trăng là một thế giới tĩnh lặng. Nó không có gió, không có mưa hoặc băng tuyết. Mặt đất bị bao phủ bởi lớp bụi xám và những miệng hố thiên thạch.

Hành tinh thứ tư tính từ Mặt trời ra là Hỏa tinh. Đá đỏ và bụi bao phủ khắp mặt đất. Những ngọn núi vút cao lên trời. Những thung lũng sâu chia cắt và uốn lượn. Một số thung lũng trông như những con sông đã khô dòng. Các nhà khoa học tin rằng nước đã từng chảy trên hành tinh đỏ. Một phần nước vẫn bị đóng băng bên dưới lòng đất.

Hỏa tinh

Hỏa tinh có hai vệ tinh nhỏ. Chúng không tròn như mặt trăng của chúng ta. Chúng có những chỗ lồi lên và lõm xuống. Một trong hai vệ tinh này quay rất gần Hỏa tinh. Không có vệ tinh nào khác trong hệ mặt trời quay gần hành tinh của nó như thế.

Phobos và Deimos

 

HỆ MẶT TRỜI
Laura Hamilton Waxman
Trần Nghiêm dịch

Phần tiếp theo >>

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm