Hiệp Khách Quậy Vật lí học không phải là một khoa học đơn độc. Nó có quan hệ mật thiết với hóa học qua thuyết nguyên tử, với sinh học qua các kĩ thuật đo lường quan trọng như quang phổ học và tinh thể học, với thiên văn học qua vũ trụ học và sự nhiệt hạch, và với các khoa học vật chất khác như địa chất học và khí tượng... Xin mời đọc tiếp.
Phụ lục - Các nhà vật lí đoạt giải Nobel
Vật lí học không phải là một khoa học đơn độc. Nó có quan hệ mật thiết với hóa học qua thuyết nguyên tử, với sinh học qua các kĩ thuật đo lường quan trọng như quang phổ học và tinh thể học, với thiên văn học qua vũ trụ học và sự nhiệt hạch, và với các khoa học vật chất khác như địa chất học và khí tượng học. Tương tự như vậy, các thành tựu khoa học hay công nghệ quan trọng đều có gốc rễ của chúng ở vật lí học. Vì thế, giải thưởng Nobel Vật lí thường trao cho các nhà khoa học về căn bản là làm việc trong những ngành khoa học khác, và một số nhà vật lí lớn đã giành giải thưởng Nobel trong những ngành khoa học khác, và cả giải thưởng Nobel Hòa bình danh giá nữa.
Bản ebook của tập sách này sẽ ra mắt các bạn trong những ngày đầu năm 2011. Mời các bạn đón tải về!
Danh sách dưới đây gồm những người giành giải Nobel Vật lí từ năm 1901 đến năm 2000 cung cấp một bảng danh mục gồm nhiều nhà vật lí lớn thuộc thế kỉ thứ 20 và các thành tựu của họ. Nhiều thành tựu khoa học to lớn của những năm sau này của thế kỉ thứ 20 vẫn chưa giành được giải Nobel và có lẽ chẳng bao giờ nhận được sự ghi nhận như thế. Những thành tựu khác, như công trình của Raymond Davis về thiên văn học neutrino đã giành giải Nobel vào năm 2000.
Website của Quỹ Nobel (http://nobelprize.org) cung cấp đầy đủ thông tin về tiểu sử và bài thuyết trình Nobel của tất cả những người trúng giải. Các mô tả ngắn của các giải thưởng dưới đây được trích dẫn từ website trên. Quốc tịch của những người trúng giải được tính tại thời điểm trao giải.
1901
Wilhelm Conrad Röntgen (1845–1923), Đức
Công nhận những lợi ích đặc biệt mang lại bởi việc khám phá ra các tia sau này mang tên ông.
1902
Hendrik Antoon Lorentz (1853–1928), Hà Lan, và Pieter Zeeman (1865–1943), Hà Lan
Công nhận lợi ích đặc biệt mà họ mang lại bởi các nghiên cứu của họ về tác động của từ trường lên các hiện tượng bức xạ.
1903
Antoine-Henri Becquerel (1852–1908), Pháp
Công nhận những lợi ích đặc biệt mang lại bởi việc khám phá ra hiện tượng phóng xạ tự phát.
và Pierre Curie (1859–1906), Pháp, và Marie Curie, tên thường gọi Sklodowska, (1867–1934), Pháp
Công nhận những lợi ích đặc biệt mà họ mang lại bởi những nghiên cứu chung của họ về các hiện tượng bức xạ mà giáo sư Henri Becquerel đã phát hiện ra.
1904
Ngài Rayleigh (John William Strutt, 1842–1919), Anh
Cho các nghiên cứu của ông về tỉ trọng của các chất khí quan trọng nhất và cho khám phá ra argon của ông cùng với những nghiên cứu này.
1905
Philipp Eduard Anton von Lenard (1862–1947), Đức
Cho công trình của ông về tia cathode.
1906
Joseph John Thomson (1856–1940), Anh
Công nhận những giá trị to lớn của các nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm của ông về sự dẫn điện bởi các chất khí.
1907
Albert Abraham Michelson (1852–1931), Mĩ
Cho các thiết bị quang chính xác của ông và các nghiên cứu quang phổ và đo lường được thực hiện với sự hỗ trợ của chúng.
1908
Gabriel Lippmann (1845–1921), Pháp
Cho phương pháp tái dựng màu sắc nhiếp ảnh dựa trên hiện tượng giao thoa.
1909
Guglielmo Marconi (1874–1937), Italy, và Karl Ferdinand Braun (1850–1918), Đức
Công nhận những đóng góp của họ cho sự phát triển của điện báo không dây.
1910
Johannes Diderik van der Waals (1837–1923), Hà Lan
Cho công trình của ông về phương trình trạng thái cho các chất khí và chất lỏng.
1911
Wilhelm Wien (1864–1928), Đức
Cho những khám phá của ông về các định luật chi phối sự bức xạ nhiệt.
1912
Nils Gustaf Dalén (1869–1937), Thụy Điển
Cho phát minh của ông về các máy điều chỉnh tự động dùng kết hợp với các bộ trữ khí để thắp sáng các ngọn hải đăng và phao biển.
1913
Heike Kamerlingh Onnes (1853–1926), Hà Lan
Cho các nghiên cứu của ông về các tính chất của vật chất ở nhiệt độ thấp mang đến, không kể những lợi ích khác, sự sản xuất helium lỏng.
1914
Max von Laue (1879–1960), Đức
Cho khám phá của ông về sự nhiễu xạ tia X bởi các tinh thể.
1915
William Henry Bragg (1862–1942), Anh, và William Lawrence Bragg (1890–1971), Anh
Cho những đóng góp của họ trong sự phân tích cấu trúc tinh thể bằng phương tiện tia X.
1916
Không trao giải.
1917
Charles Glover Barkla (1877–1944), Anh
Cho khám phá của ông về bức xạ Röntgen đặc trưng của các nguyên tố.
1918
Max Karl Ernst Ludwig Planck (1858–1947), Đức
Công nhận những lợi ích mà ông mang lại cho sự tiến bộ của Vật lí học bởi khám phá của ông về các lượng tử năng lượng.
1919
Johannes Stark (1874–1957), Đức
Cho khám phá của ông về hiệu ứng Doppler ở các tia ống và sự tách vạch phổ trong điện trường.
1920
Charles-Édouard Guillaume (1861–1938), Thụy Sĩ
Công nhận lợi ích mà ông mang lại cho các phép đo chính xác trong Vật lí học bởi khám phá của ông về các dị thường trong hợp kim thép nickel.
1921
Albert Einstein (1879–1955), Đức và Thụy Sĩ
Cho những đóng góp của ông cho Vật lí Lí thuyết, và đặc biệt là cho khám phá của ông về định luật quang điện.
1922
Niels Henrik David Bohr (1885–1962), Đan Mạch
Cho những đóng góp của ông cho sự nghiên cứu cấu trúc của các nguyên tử và sự bức xạ phát ra từ chúng.
1923
Robert Andrews Millikan (1868–1953), Mĩ
Cho công trình của ông về điện tích nguyên tố của điện học và về hiệu ứng quang điện.
1924
Karl Manne Georg Siegbahn (1886–1978), Thụy Điển
Cho những đóng góp của ông và nghiên cứu về quang phổ học tia X.
1925
James Franck (1882–1964), Đức, và Gustav Ludwig Hertz (1887– 1975), Đức
Cho khám phá của họ về các định luật chi phối tác động của một electron lên nguyên tử.
1926
Jean-Baptiste Perrin (1870–1942), Pháp
Cho công trình của ông về cấu trúc rời rạc của vật chất, và đặc biệt cho khám phá của ông về sự cân bằng trầm tích.
1927
Arthur Holly Compton (1892–1962), Mĩ
Cho khám phá của ông về hiệu ứng mang tên ông.
và Charles Thomson Rees Wilson (1869–1959), Anh
Cho phương pháp của ông làm cho đường đi của các hạt tích điện có thể nhìn thấy qua sự ngưng tụ của hơi.
1928
Owen Willans Richardson (1879–1959), Anh
Cho công trình của ông về hiện tượng phát xạ nhiệt electron và đặc biệt cho việc khám phá ra định luật mang tên ông.
1929
Louis-Victor-Pierre-Raymond de Broglie (1892–1987), Pháp
Cho khám phá của ông về bản chất sóng của các electron.
1930
Ngài Chandrasekhara Venkata Raman (1888–1970), Ấn Độ
Cho công trình của ông về sự tán xạ ánh sáng và cho việc khám phá ra hiệu ứng mang tên ông.
1931
Không trao giải.
1932
Werner Karl Heisenberg (1901–76), Đức
Cho sự sáng tạo ra cơ học lượng tử, mà ứng dụng của nó, không kể những lợi ích khác, đã dẫn tới sự khám phá ra các dạng thù hình của hydrogen.
1933
Erwin Schrödinger (1887–1961), Áo, và Paul Adrien Maurice Dirac (1902–84), Anh
Cho sự khám phá ra các dạng thức hữu ích mới của thuyết nguyên tử.
1934
Không trao giải.
1935
James Chadwick (1891–1974), Anh
Cho sự khám phá ra neutron.
1936
Victor Franz Hess (1883–1964), Áo
Cho khám phá của ông về bức xạ vũ trụ.
và Carl David Anderson (1905–91), Mĩ
Cho khám phá của ông về positron.
1937
Clinton Joseph Davisson (1881–1958), Mĩ, và George Paget Thomson (1891–1975), Anh
Cho khám phá thực nghiệm của họ về sự nhiễu xạ electron bởi các tinh thể.
1938
Enrico Fermi (1901–54), Italy
Cho những minh chứng của ông về sự tồn tại của các nguyên tố phóng xạ mới sinh ra bởi sự chiếu xạ neutron, và cho khám phá có liên quan của ông về các phản ứng hạt nhân gây ra bởi các neutron chậm.
1939
Ernest Orlando Lawrence (1901–58), Mĩ
Cho sự phát minh và phát triển cyclotron và cho các kết quả thu được với nó, đặc biệt là các nguyên tố phóng xạ nhân tạo.
1940-42
Không trao giải.
1943
Otto Stern (1888–1969), Mĩ
Cho sự đóng góp của ông đối với sự phát triển của phương pháp tia phân tử và khám phá của ông vè moment từ của proton.
1944
Isidor Isaac Rabi (1898–1988), Mĩ
Cho phương pháp cộng hưởng của ông dùng để ghi các tính chất từ của hạt nhân nguyên tử.
1945
Wolfgang Pauli (1900–58), Áo
Cho sự khám phá ra Nguyên lí Loại trừ, còn gọi là Nguyên lí Pauli.
1946
Percy Williams Bridgman (1882–1961), Mĩ
Cho sự phát minh ra một thiết bị tạo ra những áp suất cực cao, và cho những khám phá được thực hiện với nó trong lĩnh vực vật lí áp suất cao.
1947
Ngài Edward Victor Appleton (1892–1965), Anh
Cho các nghiên cứu của ông về cơ sở vật lí của bầu khí quyển tầng cao, đặc biệt cho sự khám phá ra cái gọi là lớp Appleton.
1948
Patrick Maynard Stuart Blackett (1897–1974), Anh
Cho sự phát triển của ông về phương pháp buồng mây Wilson, và những khám phá của ông cùng với phương pháp đó trong lĩnh vực vật lí hạt nhân và bức xạ vũ trụ.
1949
Hideki Yukawa (1907–81), Nhật Bản
Cho dự đoán của ông về sự tồn tại của các meson trên cơ sở công trình lí thuyết về các lực hạt nhân.
1950
Cecil Frank Powell (1903–69), Anh
Cho sự phát minh của ông về phương pháp nhiếp ảnh nghiên cứu các quá trình hạt nhân, và những khám phá của ông về các meson được thực hiện với phương pháp này.
1951
Ngài John Douglas Cockcroft (1897–1967), Anh, và Ernest Thomas Sinton Walton (1903–95), Ireland
Cho công trình tiên phong của họ về sự biến tố của hạt nhân nguyên tử gây ra bởi các hạt nguyên tử gia tốc nhân tạo.
1952
Felix Bloch (1905–83), Mĩ, và Edward Mills Purcell (1912–97), Mĩ
Cho sự phát triển của họ về những phương pháp mới dùng trong các phép đo từ hạt nhân chính xác và những khám phá liên quan với nó.
1953
Frits (Frederik) Zernike (1888–1966), Hà Lan
Cho minh chứng của ông về phương pháp tương phản pha, đặc biệt cho phát minh của ông ra kính hiển vi tương phản pha.
1954
Max Born (1882–1970), Anh
Cho nghiên cứu cơ bản của ông về cơ học lượng tử, đặc biệt cho cách luận giải thống kê của ông về hàm sóng.
và Walther Bothe (1891–1957), Cộng hòa liên bang Đức
Cho phương pháp ngẫu nhiên và những khám phá của ông thực hiện với phương pháp ấy.
1955
Willis Eugene Lamb (1913– ), Mĩ
Cho những khám phá của ông về cấu trúc tinh tế của quang phổ hydrogen.
và Polykarp Kusch (1911–93), Mĩ
Cho sự xác định chính xác của ông về moment từ của electron.
1956
William Bradford Shockley (1910–89), Mĩ, John Bardeen (1908–91), Mĩ, và Walter Houser Brattain (1902–87), Mĩ
Cho các nghiên cứu của họ về chất bán dẫn và khám phá của họ về hiệu ứng transistor.
1957
Chen Ning Yang (1922– ), Trung Quốc, Tsung-Dao Lee (1926– ), Trung Quốc
Cho nghiên cứu sắc sảo của họ về cái gọi là các định luật chẵn lẻ đã đưa đến những khám phá quan trọng về các hạt sơ cấp.
1958
Pavel Alekseyevich Cherenkov (1904–90), Liên Xô, Ilya Mikhailovich Frank (1908–90), Liên Xô, và Igor Yevgenyevich Tamm (1895–71), Liên Xô
Cho sự khám phá và luận giải về hiệu ứng Cherenkov.
1959
Emilio Gino Segrè (1905–89), Mĩ, và Owen Chamberlain (1920–2006), Mĩ
Cho khám phá của họ về phản proton.
1960
Donald Arthur Glaser (1926– ), Mĩ
Cho sự phát minh ra buồng bọt.
1961
Robert Hofstadter (1915–90), Mĩ
Cho các nghiên cứu tiên phong của ông về sự tán xạ electron trong hạt nhân nguyên tử và cho những khám phá thu được từ đó của ông về cấu trúc của các nucleon.
và Rudolf Ludwig Mössbauer (1929– ), Cộng hòa liên bang Đức
Cho các nghiên cứu của ông về sự hấp thụ cộng hưởng của bức xạ gamma và khám phá của ông trong mối liên hệ này với hiệu ứng về sau mang tên ông.
1962
Lev Davidovich Landau (1908–68), Liên Xô
Cho các lí thuyết tiên phong của ông về vật chất ngưng tụ; đặc biệt là helium lỏng.
1963
Eugene Paul Wigner (1902–95), Mĩ
Cho những đóng góp của ông đối với thuyết hạt nhân nguyên tử và các hạt sơ cấp, đặc biệt qua sự khám phá và ứng dụng các nguyên lí đối xứng cơ bản.
và Maria Goeppert-Mayer (1906–72), Mĩ, và J. Hans D. Jensen (1907–73), Cộng hòa liên bang Đức
Cho các khám phá của họ về cấu trúc lớp vỏ hạt nhân.
1964
Charles Hard Townes (1915– ), Mĩ, Nicolay Gennadiyevich Basov (1922–2001), Liên Xô, và Aleksandr Mikhailovich Prokhorov (1916–2002), Liên Xô
Cho công trình nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực điện tử học lượng tử, cái đã mang đến sự xây dựng các máy dao động và máy khuếch đại dựa trên nguyên lí maser-laser.
1965
Sin-Itiro Tomonaga (1906–79), Nhật Bản, Julian Schwinger (1918–94), Mĩ, và Richard P. Feynman (1918–88), Mĩ
Cho công trình nghiên cứu cơ bản của họ về điện động lực học lượng tử, với những hệ quả sâu sắc đối với ngành vật lí hạt sơ cấp.
1966
Alfred Kastler (1902–84), Pháp
Cho sự khám phá và phát triển các phương pháp quang dùng để nghiên cứu các cộng hưởng Hertz trong nguyên tử.
1967
Hans Albrecht Bethe (1906–2005), Mĩ
Cho những đóng góp của ông đối với lí thuyết phản ứng hạt nhân, đặc biệt là những khám phá của ông về sự sản sinh năng lượng trong các sao.
1968
Luis Walter Alvarez (1911–88), Mĩ
Cho những đóng góp mang tính quyết định của ông đối với ngành vật lí hạt sơ cấp, đặc biệt là sự khám phá ra một lượng lớn các trạng thái cộng hưởng, thực hiện qua sự phát triển của ông về kĩ thuật sử dụng buồng bọt hydrogen và phân tích dữ liệu.
1969
Murray Gell-Mann (1929– ), Mĩ
Cho những đóng góp và khám phá của ông về sự phân loại các hạt sơ cấp và các tương tác của chúng.
1970
Hannes Olof Gösta Alfvén (1908–95), Thụy Điển
Cho công trình nghiên cứu cơ bản và những khám phá về từ thủy động lực học với những ứng dụng phong phú trong những lĩnh vực khác nhau của ngành vật lí plasma.
và Louis-Eugène-Félix Néel (1904–2000), Pháp
Cho công trình nghiên cứu cơ bản và những khám phá về tính phản sắt từ và sắt từ mang đến những ứng dụng quan trọng trong ngành vật lí chất rắn.
1971
Dennis Gabor (1900–79), Anh
Cho sự phát minh của phát triển của ông về phương pháp ảnh nổi ba chiều.
1972
John Bardeen (1908–91), Mĩ, Leon Neil Cooper (1930– ), Mĩ, và John Robert Schrieffer (1931– ), Mĩ
Cho lí thuyết phát triển chung của họ về sự siêu dẫn, thường gọi là lí thuyết BCS.
1973
Leo Esaki (1925– ), Nhật Bản, và Ivar Giaever (1929– ), Mĩ
Cho những khám phá thực nghiệm, tương ứng, của họ về các hiện tượng chui hầm trong chất bán dẫn và chất siêu dẫn.
và Brian David Josephson (1940– ), Anh
Cho những dự đoán lí thuyết của ông về các tính chất của một siêu dòng chạy qua rào chắn đường hầm, đặc biệt là những hiện tượng thường được gọi là hiệu ứng Josephson.
1974
Ngài Martin Ryle (1918–84), Anh, và Antony Hewish (1924– ), Anh
Cho sự nghiên cứu tiên phong của họ về thiên văn học vô tuyến: Ryle, cho các quan sát và phát minh của ông, đặc biệt là kĩ thuật tổng hợp mở; và Hewish, cho vai trò quyết định của ông trong sự khám phá ra các pulsar.
1975
Aage Niels Bohr (1922– ), Đan Mạch, Ben Roy Mottelson (1926– ), Đan Mạch, và Leo James Rainwater (1917–86), Mĩ
Cho sự khám phá ra mối liên hệ giữa chuyển động tập thể và chuyển động hạt trong hạt nhân nguyên tử và sự phát triển lí thuyết về cấu trúc của hạt nhân nguyên tử dựa trên mối liên hệ này.
1976
Burton Richter (1931– ), Mĩ, và Samuel Chao Chung Ting (1936– ), Mĩ
Cho công trình tiên phong của họ về sự khám phá ra một hạt sơ cấp nặng thuộc một loại mới.
1977
Philip Warren Anderson (1923– ), Mĩ, Ngài Nevill Francis Mott (1905–96), Anh, và John Hasbrouck van Vleck (1899–1980), Mĩ
Cho các nghiên cứu lí thuyết cơ bản của họ về cấu trúc điện tử của các hệ từ tính và mất trật tự.
1978
Pyotr Leonidovich Kapitsa (1894–1984), Liên Xô
Cho những phát minh và khám phá cơ bản của ông trong lĩnh vực vật lí nhiệt độ thấp.
và Arno Allan Penzias (1933– ), Mĩ, và Robert Woodrow Wilson (1936– ), Mĩ
Cho sự khám phá ra bức xạ nền vi sóng vũ trụ.
1979
Sheldon Lee Glashow (1932– ), Mĩ, Abdus Salam (1926–96), Pakistan, và Steven Weinberg (1933– ), Mĩ
Cho những đóng góp của họ đối với lí thuyết tương tác yếu và tương tác điện từ thống nhất giữa các hạt sơ cấp, trong đó, không kể những thứ khác, có sự tiên đoán dòng trung hòa yếu.
1980
James Watson Cronin (1931– ), Mĩ, và Val Logsdon Fitch (1923– ), Mĩ
Cho sự khám phá ra các vi phạm của các nguyên lí đối xứng cơ bản trong sự phân hủy của các meson K trung hòa.
1981
Nicolaas Bloembergen (1920– ), Mĩ, và Arthur Leonard Schawlow (1921–99), Mĩ
Cho sự đóng góp của họ đối với sự phát triển của quang phổ học laser.
và Kai M. Siegbahn (1918– ), Thụy Điển
Cho sự đóng góp của ông đối với sự phát triển của quang phổ học electron phân giải cao.
1982
Kenneth G. Wilson (1936– ), Mĩ
Cho lí thuyết của ông về các hiện tượng tới hạn liên quan đến các chuyển tiếp pha.
1983
Subramanyan Chandrasekhar (1910–95), Mĩ
Cho các nghiên cứu lí thuyết của ông về các quá trình vật lí có tầm quan trọng đối với cấu trúc và sự phát triển của các sao.
và William Alfred Fowler (1911–95), Mĩ
Cho các nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm của ông về các phản ứng hạt nhân có tầm quan trọng trong sự hình thành các nguyên tố hóa học trong vũ trụ.
1984
Carlo Rubbia (1934– ), Italy, và Simon van der Meer (1925– ), Hà Lan
Cho những đóng góp có tính quyết định của họ cho một dự án lớn mang lại sự khám phá ra các hạt W và Z, hạt trung chuyển của tương tác yếu.
1985
Klaus von Klitzing (1943– ), Cộng hòa liên bang Đức
Cho sự khám phá ra hiệu ứng Hall lượng tử.
1986
Ernst Ruska (1906–88), Cộng hòa liên bang Đức
Cho công trình nghiên cứu cơ bản của ông về quang học electron, và cho sự thiết kế ra chiếc kính hiển vi điện tử đầu tiên.
và Gerd Binnig (1947– ), Cộng hòa liên bang Đức, và Heinrich Rohrer (1933– ), Thụy Sĩ
Cho sự thiết kế của họ về kính hiển vi quét chui hầm.
1987
J. Georg Bednorz (1950– ), Cộng hòa liên bang Đức, và K. Alexander Müller (1927– ), Thụy Sĩ
Cho bước đột phá quan trọng của họ trong việc khám phá ra sự siêu dẫn ở các chất liệu ceramic.
1988
Leon M. Lederman (1922– ), Mĩ, Melvin Schwartz (1932–2006), Mĩ, và Jack Steinberger (1931– ), Thụy Sĩ
Cho phương pháp chùm neutrino và minh chứng của cấu trúc kép của các lepton qua sự khám phá ra neutrino muon.
1989
Norman F. Ramsey (1915– ), Mĩ
Cho sự phát minh ra phương pháp trường dao động tách biệt và công dụng của nó trong maser hydrogen và các đồng hồ nguyên tử khác.
và Hans G. Dehmelt (1932– ), Mĩ, Wolfgang Pauli (1913–93), Cộng hòa liên bang Đức
Cho sự phát triển kĩ thuật bẫy ion.
1990
Jerome I. Friedman (1930– ), Mĩ, Henry W. Kendall (1926–99), Mĩ, và Richard E. Taylor (1929– ), Canada
Cho các nghiên cứu tiên phong của họ về sự tán xạ sâu, phi đàn hồi, của các electron lên proton và các neutron liên kết, hiện tượng có tầm quan trọng thiết yếu đối với sự phát triển của mô hình quark trong ngành vật lí hạt cơ bản.
1991
Pierre-Gilles de Gennes (1932– ), Pháp
Cho sự khám phá ra các phương pháp phát triển để cho việc nghiên cứu các hiện tượng trật tự trong các hệ đơn giản có thể khái quát hóa cho các dạng phức tạp hơn của vật chất, đặc biệt là cho các hệ tinh thể lỏng và polymer.
1992
Georges Charpak (1924– ), Pháp
Cho sự phát minh và phát triển của ông về các máy dò hạt, đặc biệt là buồng tỉ lệ đa dây.
1993
Russell A. Hulse (1950– ), Mĩ, Joseph H. Taylor Jr. (1941– ), Mĩ
Cho sự khám phá ra một loại pulsar mới, khám phá đã mở ra những khả năng mới cho nghiên cứu sự hấp dẫn.
1994
Bertram N. Brockhouse (1918–2003), Canada, và Clifford G. Shull (1915–2001), Mĩ
Cho những đóng góp tiên phong đối với sự phát triển của các kĩ thuật tán xạ neutron dùng trong nghiên cứu vật chất ngưng tụ, Brockhouse cho sự phát triển quang phổ học neutron, và Shull cho sự phát triển kĩ thuật nhiễu xạ neutron.
1995
Martin L. Perl (1927– ), Mĩ, Frederick Reines (1918–98), Mĩ
Cho những đóng góp thực nghiệm tiên phong đối với ngành vật lí học lepton. Perl cho sự khám phá ra lepton tau, và Reines cho sự dò tìm neutrino.
1996
David M. Lee (1931– ), Mĩ, Douglas D. Osheroff (1945– ), Mĩ, và Robert C. Richardson (1937– ), Mĩ
Cho sự khám phá của họ về sự siêu chảy ở helium-3.
1997
Steven Chu (1948– ), Mĩ, Claude Cohen-Tannoudji (1933– ), Pháp, và William D. Phillips (1948– ), Mĩ
Cho sự phát triển các phương pháp làm lạnh và bẫy nguyên tử bằng ánh sáng laser.
1998
Robert B. Laughlin (1950– ), Mĩ, Horst L. Störmer 1949– ), Cộng hòa liên bang Đức, và Daniel C. Tsui (1939– ), Mĩ
Cho sự khám phá của họ về một dạng chất lỏng lượng tử mới với các trạng thái kích thích tích điện phân số.
1999
Gerardus ’t Hooft (1946– ), Hà Lan, và Martinus J. G. Veltman (1931– ), Hà Lan
Cho sự giải thích cấu trúc lượng tử của các tương tác điện yếu trong vật lí học.
2000
Zhores I. Alferov (1930– ), Nga, Herbert Kroemer, (1928– ), Cộng hòa liên bang Đức, và Jack S. Kilby (1923–2005), Mĩ
Cho công trình nghiên cứu cơ bản về thông tin và công nghệ viễn thông. Alferov và Kroemer cho sự phát triển các cấu trúc lai bán dẫn dùng trong điện tử học tốc độ cao và quang điện tử học, và Kilby cho phần đóng góp của ông cho sự phát minh ra mạch tích hợp.
Trần Nghiêm dịch
Xem Phần 31 | Phần 32 | Phần 33 | Phần 34 | Phần 35 | Phần 36 | Phần 37 | Phần 38 | Phần 39 | Phần 40 | Phần 41 | Phần 42 | Phần 43 | Phần 44 | Phần 45 | Phần 46 | Phần 47 | Phần 48 | Phần 49 | Phần 50 | Phần 51 | Phần 52 | Phần 53 | Phần 54 | Phần 55 | Phần 56 | Phần 57 | Phần 58