Đánh giá kích thước hạt nhân bằng thí nghiệm tưởng tượng sau: Khi cho một quả bóng lăn theo hướng ngẫu nhiên vào một dãy các quả bóng có đường kính a

Câu hỏi

🗣️ Nguyễn Liêm Thái hỏi: Cho mình hỏi một câu Vật lý lớp 12 trong sách bài tập Sách Kết Nối Tri Thức

Đánh giá kích thước hạt nhân bằng thí nghiệm tưởng tượng sau: Khi cho một quả bóng lăn theo hướng ngẫu nhiên vào một dãy các quả bóng có đường kính a = 25 cm được gắn chặt cách đều nhau một khoảng cách không đổi là b = 50 cm (Hình 21.1) thì có thể tính được xác suất xảy ra va chạm giữa quả bóng chuyển động với một trong những quả bóng đứng yên rồi bật trở lại gần đúng là: Pbật =ab=50%. Còn xác suất quả bóng chuyển động đi xuyên qua dãy các quả bóng đứng yên là Pxuyên = 1 – Pbật = 50%. Nếu đường kính a của tất cả các quả bóng bằng 5 cm thì hai xác suất trên sẽ lần lượt là Pbật = 5% và Pxuyên = 95%, và nếu a = 5 mm thì hai xác suất này sẽ chỉ còn lần lượt là Pbật = 0,5% và Pxuyên = 99,5%.

Hãy dựa vào sự tượng tự của thí nghiệm tưởng tượng trên với thí nghiệm của Rutherford bằng cách coi a là kích thước của hạt nhân nguyên tử vàng, coi b là kích thước của nguyên tử vàng, coi Pbật là tần suất đốm sáng ở vị trí 3 và pxuyên là tần suất đốm sáng ở trị trí 1, để chứng tỏ rằng thí nghiệm của Rutherford cho thấy kích thước hạt nhân nguyên tử chỉ bằng khoảng 110000 kích thước của nguyên tử, và điều này phù hợp với sự so sánh kích thước đã nêu trong thí nghiệm của Rutherford được nêu trong SGK.

Đánh giá kích thước hạt nhân bằng thí nghiệm tưởng tượng sau: Khi cho một quả bóng lăn theo hướng ngẫu (ảnh 1)

👩 Đánh giá của giáo viên: Câu này dễ, mức độ biết.

🔑 Chủ đề: Vat Ly lop 12,trac nghiem.

Câu trả lời hay nhất

🕵 Bạn Trần Minh Hào trả lời:

Trong Hình 21.1 SGK có chú thích: “chỉ 1 trong khoảng 10% hạt a bị lệch hơn 90°”. Lệch hơn 90° có nghĩa là bật ngược trở lại, do vậy pbat=ab=1104 Tức là hạt nhân nguyên tử vàng chỉ bằng khoảng 1104 kích thước của nguyên tử vàng.


Câu trước | Câu kế tiếp

Gửi bạn các file hữu ích đi kèm câu hỏi:

Làm thêm Vật lý lớp 12