Processing math: 100%

Khởi động chính thức mùa giải Nobel 2010

Hiệp Khách Quậy Khởi động chính thức mùa giải Nobel 2010 Xin mời đọc tiếp.

Một mùa giải Nobel nữa lại đến. Cộng đồng khoa học thế giới đang hướng về Stockholm, chờ đợi những phán xét cuối cùng của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển. thuvienvatly.com sẽ cập nhật những thông tin mới nhất về mùa giải Nobel năm nay, đặc biệt là giải Nobel vật lí 2010. Mời các bạn đón theo dõi.

Lịch công bố giải thưởng Nobel 2010:

  • 04/10: Giải Nobel Y khoa
  • 05/10: Giải Nobel Vật lí
  • 06/10: Giải Nobel Hóa học
  • 07/10: Giải Nobel Văn học
  • 08/10: Giải Nobel Hòa bình
  • 11/10: Giải Nobel Kinh tế

>> Xem thêm: Dự đoán người đạt giải Nobel Vật lí 2010

Ngày 27 tháng 11 năm 1895, Alfred Nobel đã kí bản di chúc cuối cùng của ông, dành phần lớn tài sản của ông cho một loạt giải thưởng trong lĩnh vực vật lí học, hóa học, sinh lí học hoặc y khoa, văn học, và hòa bình – tức hệ thống giải thưởng Nobel. Năm 1968, Sveriges Riksbank (Ngân hàng trung ương Thụy Điển) đã lập giải Sveriges Riksbank cho lĩnh vực khoa học kinh tế để tưởng niệm Alfred Nobel.

Alfred Nobel (1833-1896)

537 Giải thưởng Nobel!

Từ năm 1901 đến 2009, Giải Nobel và Giải thưởng Kinh tế học đã được trao 537 lần. Trong lịch sử, đã có vài năm giải thưởng Nobel không được trao, đặc biệt trong Thế chiến thứ nhất và thứ hai. Trong điều lệ của Quỹ Nobel có viết: “Nếu như không có công trình nào đang thẩm định được nhận thấy là có tầm quan trọng như đã nêu trong đoạn đầu, thì số tiền giải thưởng sẽ được giữ lại cho năm sau. Nếu, kể cả sau đó, giải thưởng vẫn không trao được, thì tổng số tiền thưởng sẽ được bổ sung vào nguồn ngân sách có hạn của Quỹ thưởng”.

 

Trao cho 1 người

Trao chung cho 2 người

Trao chung cho 3 người

Vật lí

47

28

28

Hóa học

62

22

17

Y khoa

37

31

32

Văn học

98

4

-

Hòa bình

61

28

1

Kinh tế học

22

15

4

Tổng số:

327

128

82

Trong điều lệ Quỹ Nobel có viết: “Số tiền thưởng có thể chia đều giữa hai công trình nghiên cứu, mỗi công trình được đánh giá là xứng đáng với một giải thưởng. Nếu một công trình được trao thưởng là do hai hoặc ba người đóng góp, thì giải thưởng sẽ được trao chung cho họ. Trong mọi trường hợp, một giải thưởng không được phép trao cho quá ba người”.

829 người đạt giải Nobel!

806 cá nhân và 23 tổ chức đã được nhận giải Nobel từ năm 1901 đến 2009. Trong số họ, 64 người đã nhận Giải Kinh tế học. Chỉ một vài cá nhân và tổ chức được vinh dự nhận giải hơn một lần, nghĩa là tính chung thì đã có 802 cá nhân và 20 tổ chức được trao giải Nobel.

Những năm không trao giải Nobel

Kể từ lúc bắt đầu, năm 1902, đã có một số năm Giải thưởng Nobel không được trao. Tổng số lần là 50. Đa phần là trong Thế chiến thứ nhất (1914-1918) và thứ hai (1939-1945).

Giải Nobel

Năm không trao giải

Vật lí

1916, 1931, 1934, 1940, 1941, 1942

Hóa học

1916, 1917, 1919, 1924, 1933, 1940, 1941, 1942

Y khoa

1915, 1916, 1917, 1918, 1921, 1925, 1940, 1941, 1942

Văn học

1914, 1918, 1935, 1940, 1941, 1942, 1943

Hòa bình

1914, 1915, 1916, 1917, 1918, 1923, 1924, 1928, 1932, 1939, 1940, 1941, 1942, 1943, 1948, 1955, 1956, 1966, 1967, 1972

Kinh tế học

-

Chỉ 41 người là phụ nữ!

Từ năm 1901 đến 2009, có cả thảy 41 giải Nobel và Giải thưởng Kinh tế được trao cho phụ nữ, và 765 giải là trao cho nam giới. Chỉ vài người được tôn vinh hơn một lần, thành ra tổng cộng có 40 phụ nữ và 762 nam giới được nhận giải Nobel.

Người trẻ nhất đạt giải Nobel

Cho đến nay, người trẻ tuổi nhất đạt giải Nobel là Lawrence Bragg. Lúc nhận giải Nobel vật lí cùng với cha mình vào năm 1915, ông chỉ mới 25 tuổi.

Người lớn tuổi nhất đạt giải Nobel

Người lớn tuổi nhất từng đạt giải tính cho đến nay là Leonid Hurwicz. Khi nhận giải Nobel Kinh tế năm 2007, ông đã 90 tuổi.

Người lớn tuổi nhất đạt giải Nobel hiện còn sống

Người đạt giải Nobel lớn tuổi nhất còn sống hiện nay là Rita Levi-Montalcini. Bà được tặng thưởng Giải Nobel Y khoa năm 1986. Bà đã kỉ niệm lễ sinh nhật lần thứ 100 của mình vào hôm 22 tháng 4 năm 2009!

Hai cá nhân từ chối nhận Giải Nobel!

Jean-Paul Sartre, được trao giải Nobel Văn học năm 1964, không nhận giải vì ông cự tuyệt mọi thứ danh vọng chính thức.

Lê Đức Thọ, được trao giải Nobel Hòa bình năm 1973 cùng với Henry Kissinger. Họ được trao giải cho những nỗ lực đàm phán dẫn đến việc kí kết hiệp định hòa bình Việt Nam. Lê Đức Thọ nói ông không xứng đáng được trao giải, có lẽ vì tình hình Việt Nam khi đó.

Bốn cá nhân bị chính quyền buộc từ chối Giải Nobel!

Adolf Hitler đã ra lệnh cấm ba cá nhân người Đức Richard Kuhn, Adolf Butenandt và Gerhard Domagk, nhận giải Nobel. Cả ba người họ sau này đều được nhận Huy chương và Chứng nhận Giải Nobel, nhưng không nhận được tiền thưởng.

Boris Pasternak, người đạt giải Nobel Văn học 1958, ban đầu đồng ý nhận Giải Nobel, nhưng sau đó bị chính quyền Liên Xô, quốc gia quê hương của ông, ép phải từ chối Giải Nobel.

Các cá nhân và tổ chức nhận nhiều Giải Nobel

Ủy ban Chữ thập Đỏ Quốc tế (ICRC) được Giải Nobel vinh danh ba lần. Ngoài ra, người sáng lập của ICRC, Henry Dunant, được trao giải Nobel Hòa bình đầu tiên năm 1901.

Linus Pauling là người duy nhất được nhận hai Giải Nobel không chung với áp suất – Giải Nobel Hóa học 1954 và Giải Nobel Hòa bình 1962.

J. Bardeen: Nobel Vật lí 1956, 1972

M. Curie: Nobel Vật lí 1903, Nobel Hóa học 1911

L. Pauling: Nobel Hóa học 1954, Nobel Hòa bình 1962

F. Sanger: Nobel Hóa học 1958, 1980

ICRC: Nobel Hòa bình 1917, 1944, 1963

UNHCR: Nobel Hòa bình 1954, 1981

“Các gia đình Nobel”

Như bạn có thể đã biết, gia đình Curie là ‘gia đình Giải Nobel” rất thành công. Bản thân Marie Curie nhận hai Giải Nobel.

Vợ chồng cùng nhận giải: Marie Curie & Pierre Curie; Irène Joliot-Curie & Frédéric Joliot; Gerty Cori & Carl Cori; Alva Myrdal & Gunnar Myrdal.

Mẹ và con gái: Marie Curie & Irène Joliot-Curie.

Cha và con gái: Pierre Curie & Irène Joliot-Curie

Cha và con trai: William Bragg & Lawrence Bragg; Niels Bohr & Aage N. Bohr; Hans von Euler-Chelpin & Ulf von Euler; Arthur Kornberg & Roger D. Kornberg; Manne Siegbahn & Kai M. Siegbahn; J. J. Thomson & George Paget Thomson.

Hai anh em: Jan Tinbergen & Nikolaas Tinbergen.

Nguồn: NobelPrize.org

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm