Hiệp Khách Quậy Một trong những khía cạnh lạ nhất của Vũ trụ chúng ta là cách mà nhiều hằng số cơ bản ẩn dưới nhiều quá trình vật lí cơ bản trông như được điều chỉnh tinh tế để tạo ra một vũ trụ thích hợp cho sự sống. Chẳng hạn, nếu lực mạnh yếu hơn chút xíu thôi, thì các quark sẽ không thể liên kết với nhau và tạo... Xin mời đọc tiếp.
Nguyên lí vị nhân sinh
Một trong những khía cạnh lạ nhất của Vũ trụ chúng ta là cách mà nhiều hằng số cơ bản ẩn dưới nhiều quá trình vật lí cơ bản trông như được điều chỉnh tinh tế để tạo ra một vũ trụ thích hợp cho sự sống. Chẳng hạn, nếu lực mạnh yếu hơn chút xíu thôi, thì các quark sẽ không thể liên kết với nhau và tạo thành các baryon. Nếu nó mạnh hơn chút xíu, thì nó làm cho toàn bộ hydrogen trong Vũ trụ xa xưa tổng hợp thành helium, cướp mất nguồn nhiên liệu của các sao. Tốc độ ánh sáng, điện tích electron, và độ lớn lực hấp dẫn cũng có giá trị vừa vặn thích hợp cho sự sống.
Các nhà vũ trụ học giải thích sự điều chỉnh tinh tế này bằng một ý tưởng gọi là nguyên lí vị nhân sinh. Hình thức ‘yếu’ của nguyên lí này cho rằng chúng ta nên kì vọng đo được những giá trị như thế này, bởi lẽ chúng ta đâu thể tồn tại trong một Vũ trụ không thích hợp cho sự sống. Hình thức ‘mạnh’, trái lại, tìm một lí do cho sự điều chỉnh tinh tế: có lẽ nó là một hệ quả của lí thuyết về tất cả, hoặc có lẽ Vũ trụ của chúng ta thật ra chỉ là một trong vô vàn đa vũ trụ muôn hình vạn trạng, mà không phải vũ trụ nào cũng phát sinh sự sống.
Chơi xúc xắc
Khi Albert Einstein tuyên bố rằng ‘Chúa không chơi xúc xắc với thế giới’, ông đang thương tiếc cho tính ngẫu nhiên biểu kiến của hàm sóng xác suất theo cách hiểu Copenhagen. Điều này có những hệ quả vượt xa chuyện ánh sáng hoặc electron là sóng hay là hạt; nguyên lí bất định Heisenberg ý nói rằng ở cấp độ lượng tử, tự nhiên về cơ bản là ngẫu nhiên và không thể đoán trước đến bất kì độ chuẩn xác nào.
Einstein kịch liệt phủ nhận quan niệm này. Đối với ông, tính ngẫu nhiên biểu kiến chỉ có nghĩa là hiểu biết của chúng ta về vật lí lượng tử là chưa hoàn chỉnh; phải còn có những thông tin vùi chôn trong tính chất của các hạt mô tả được hành trạng của chúng theo một kiểu tất định, có thể dự đoán được. Tuy nhiên, Einstein thừa nhận phản bác của ông đúng là dựa trên bản năng và tất nhiên, trực giác của chúng ta nghiêng về những quan sát về thế giới hằng ngày là tất định và có thể dự đoán. Cuối cùng, với một thí nghiệm do chính ông nghĩ ra, Einstein chứng minh rằng ông đã sai lầm với cơ học lượng tử.
Vật lí Lượng tử Tốc hành | Gemma Lavender
Bản dịch của Thuvienvatly.com
Phần tiếp theo >>