Hiệp Khách Quậy Bang California đã quen với động đất, nhưng những rung chấn chính trị của đợt bầu cử Mĩ năm 2016 vẫn làm lay chuyển dữ dội đối với Thung lũng Silicon. Nhận thấy họ có thể là một phần của vấn đề, các pháp sư máy tính đã phản ứng lại bằng cách làm cái công việc mà các kĩ sư làm tốt nhất: tìm kiếm một giải... Xin mời đọc tiếp.
CỘNG ĐỒNG
Con người có các tổ chức
Bang California đã quen với động đất, nhưng những rung chấn chính trị của đợt bầu cử Mĩ năm 2016 vẫn làm lay chuyển dữ dội đối với Thung lũng Silicon. Nhận thấy họ có thể là một phần của vấn đề, các pháp sư máy tính đã phản ứng lại bằng cách làm cái công việc mà các kĩ sư làm tốt nhất: tìm kiếm một giải pháp kĩ thuật. Chẳng ở nơi nào phản ứng trên mạnh mẽ hơn tại tổng hành dinh Facebook ở Menlo Park. Điều này dễ hiểu thôi. Vì công việc kinh doanh của Facebook là kết nối mạng xã hội, nên nó đồng điệu nhất với các nhiễu nhương xã hội.
Sau ba tháng tìm kiếm hồn phách, ngày 16 tháng Hai năm 2017 Mark Zuckerberg đưa ra một tuyên ngôn táo bạo về nhu cầu xây dựng một cộng đồng toàn cầu, và về vai trò của Facebook trong dự án đó.1 Trong một bài phát biểu sau đó tại phiên khai mạc Hội Nghị Thượng Đỉnh Các Cộng Đồng (Facebook Communities Summit) vào ngày 22 tháng Sáu năm 2017, Zuckerberg lí giải rằng các biến động chính trị xã hội của thời đại chúng ta – từ tình trạng nghiện ma tuý tràn lan cho đến các chế độ độc tài xem mạng người như cỏ rác – đều dẫn đến sự tan rã trên quy mô lớn của các cộng đồng người. Ông rên rỉ trước thực tế rằng “trong hàng thập niên qua, thành viên thuộc mọi nhóm người đã giảm đi đến một phần tư. Rất nhiều người ngày nay có nhu cầu tìm kiếm cảm giác về mục đích sống và nơi nương tựa tinh thần ở đâu đó khác.”2 Ông hứa hẹn rằng Facebook sẽ đảm đương trách nhiệm tái thiết những cộng đồng này và các kĩ sư của ông sẽ gánh vác trọng trách mà các linh mục giáo xứ đã gạt đi. “Chúng tôi đang bắt đầu tung ra một số công cụ,” ông nói, “giúp xây dựng các cộng đồng dễ dàng hơn.”
Ông giải thích thêm rằng “Chúng tôi đã khởi động một dự án xem xét liệu chúng tôi có thể làm tốt hơn ở việc đề xuất các nhóm có ý nghĩa với bạn hay không. Chúng tôi đã bắt đầu xây dựng trí thông minh nhân tạo để làm việc này. Và nó vận hành được. Trong sáu tháng đầu tiên, chúng tôi đã giúp thêm 50 phần trăm người gia nhập các cộng đồng có ý nghĩa.” Mục tiêu tối thượng của ông là “giúp 1 tỉ người gia nhập các cộng đồng có ý nghĩa… Nếu chúng tôi có thể làm việc này, thì nó không chỉ giải quyết được tình trạng suy giảm số lượng thành viên cộng đồng mà chúng ta đã chứng kiến hàng thập niên qua, mà còn bắt đầu củng cố kết cấu xã hội của chúng ta và mang thế giới đến gần nhau hơn.” Đây là một mục tiêu quan trọng đến mức Zuckerberg thề sẽ “thay đổi toàn bộ sứ mệnh của Facebook để thực hiện nó”.3
Zuckerberg chắc chắn đúng ở việc than vãn về sự sụp đổ của các cộng đồng người. Nhưng vài tháng sau khi Zuckerberg thề thốt, và ngay lúc quyển sách này chuẩn bị in, vụ bê bối Cambridge Analytica phanh phui rằng dữ liệu giao phó cho Facebook đã bị các bên thứ ba khai thác và sử dụng để thao túng bầu cử trên khắp thế giới. Sự kiện này phỉ báng những lời hứa hẹn cao cao tại thượng của Zuckerberg và làm đổ vỡ niềm tin của công chúng vào Facebook. Người ta chỉ có thể hi vọng rằng trước khi cam đoan xây dựng những cộng đồng người mới, lẽ ra trước tiên Facebook phải cam kết bảo vệ quyền riêng tư và an toàn của các cộng đồng hiện có.
Tuy nhiên, ta cũng nên cân nhắc kĩ lưỡng tầm nhìn chung của Facebook, và xét xem liệu một khi an ninh được tăng cường, thì các mạng xã hội trực tuyến có thể giúp xây dựng một cộng đồng người toàn cầu hay không. Mặc dù trong thế kỉ hai mươi mốt con người có thể được nâng cấp thành thần thánh, nhưng ở năm 2018 chúng ta vẫn là động vật Thời Đồ Đá mà thôi. Để vượng thân chúng ta vẫn cần gắn kết mình vào các cộng đồng thân thuộc. Trong hàng triệu năm, loài người đã thích nghi để sống trong những nhóm nhỏ không nhiều hơn vài tá người. Cho dù là ngày nay thì đa phần chúng ta vẫn không thể thật sự biết rõ hơn 150 cá nhân, cho dù chúng ta có biết bao nhiêu bạn bè Facebook.4 Không có những nhóm này, con người cảm thấy cô đơn và bị xa lánh.
Thật không may, hơn hai thế kỉ vừa qua các cộng đồng thân thuộc thật sự đã và đang tan rã. Nỗ lực muốn thay thế các nhóm nhỏ con người thật sự biết rõ nhau bằng những cộng đồng tưởng tượng gồm các quốc gia và các đảng phái chính trị có thể sẽ không bao giờ thành công trọn vẹn. Hàng triệu anh em của bạn trong đại gia đình dân tộc và hàng triệu đồng chí của bạn trong Đảng Cộng sản không thể cho bạn cảm giác thân quen ấm áp mà một đứa bạn hay một người anh chị em ruột đem lại. Vì thế, trên một hành tinh kết nối càng nhiều, người ta sống càng cô đơn hơn. Nhiều đổ vỡ xã hội và chính trị của thời đại chúng ta có thể truy nguyên là do tình trạng khó chịu này.5
Tầm nhìn của Zuckerberg về việc tái kết nối con người với nhau do đó là rất hợp thời. Nhưng nói thì dễ hơn làm, và để triển khai tầm nhìn này, Facebook có thể phải thay đổi toàn bộ mô hình kinh doanh của nó. Bạn khó lòng xây dựng một cộng đồng toàn cầu khi mà bạn kiếm tiền từ việc thu hút sự chú ý của mọi người rồi bán nó cho các nhà quảng cáo. Dẫu vậy, thiện chí của Zuckerberg dù là xây dựng một tầm nhìn như thế thôi cũng đáng ca ngợi lắm rồi. Đa số các tập đoàn tin rằng họ nên tập trung vào việc kiếm tiền, các chính phủ nên can thiệp càng ít càng tốt, và loài người nên tin tưởng vào các yếu tố thị trường để đưa ra các quyết định thật sự quan trọng nhân danh cá nhân mình.6 Vì thế, nếu Facebook dự tính thực hiện một cam kết mang tính ý thức hệ thật sự nhằm xây dựng các cộng đồng người, thì những kẻ lo sợ trước sức mạnh của nó không nên đẩy nó trở vào trong kén nhộng cùng với lời than khóc “Đại ca ơi!” Thay vậy, chúng ta nên thúc giục các tập đoàn khác, các viện nghiên cứu, và các chính phủ cạnh tranh với Facebook bằng cách đưa ra các cam kết ý thức hệ của riêng họ.
Tất nhiên, chẳng có tổ chức nào thương xót cho sự đổ vỡ của các cộng đồng người và phấn đấu tái thiết chúng. Từ các nhà hoạt động quyền phụ nữ cho đến những người Hồi giáo chính thống, mọi người đều đang bận bịu xây dựng cộng đồng, và chúng ta sẽ xem xét một số nỗ lực này ở các chương sau. Cái khiến cho bước thí tốt của Facebook trở nên độc đáo là quy mô toàn cầu của nó, chỗ dựa tập thể của nó, và niềm tin sâu sắc của nó vào công nghệ. Zuckerberg nghe có vẻ thuyết phục rằng AI Facebook mới không những có thể nhận ra “các cộng đồng có ý nghĩa”, mà nó còn “củng cố kết cấu xã hội của chúng ta và mang thế giới đến gần nhau hơn”. Như thế còn tham vọng hơn cả sử dụng AI để lái xe hay chẩn đoán ung thư.
Có lẽ tầm nhìn cộng đồng của Facebook là nỗ lực rõ ràng đầu tiên muốn sử dụng AI cho kĩ thuật xã hội có kế hoạch tập trung trên quy mô toàn cầu. Do đó, nó cấu thành một ca thử nghiệm quan trọng. Nếu nó thành công, thì có khả năng chúng ta sẽ chứng kiến nhiều nỗ lực giống như thế, và các thuật toán sẽ được công nhận là những bậc thầy mới trong các mạng lưới xã hội của con người. Nếu nó thất bại, thì thất bại này sẽ làm sáng tỏ những hạn chế của các công nghệ mới – các thuật toán có thể giỏi trong việc chỉ đường xe cộ và chữa bệnh, nhưng khi gặp các vấn đề xã hội phải giải quyết, chúng ta sẽ vẫn phải dựa trên các chính trị gia và các linh mục.
Trên mạng và đời thường
Trong những năm gần đây, Facebook đã có sự thành công vượt trội, và nó hiện có hơn 2 tỉ người dùng mạng đang hoạt động. Nhưng để hiện thực hóa tầm nhìn mới của mình, nó sẽ phải xây cầu nối hố ngăn cách lớn giữa trên mạng (online) và đời thường (offline). Một cộng đồng có thể bắt đầu dưới dạng một nhóm tụ tập trên mạng, nhưng để thật sự đơm hoa kết trái nó cũng sẽ phải chạm đến tận gốc rễ trong thế giới đời thường. Nếu một ngày nào đó một nhà độc tài nào đó hất cẳng Facebook ra khỏi đất nước của ông ta, hay cấm triệt để người dân sử dụng Internet, thì phải chăng các cộng đồng sẽ bay hơi mất, hay họ sẽ tập hợp lại và chiến đấu? Liệu họ sẽ có khả năng tổ chức một cuộc tuần hành mà không cần giao tiếp trên mạng hay không?
Zuckerberg giải thích trong bài diễn văn khai mạc hồi tháng Hai năm 2017 của ông rằng các cộng đồng online giúp nuôi dưỡng các cộng đồng offline. Điều này thỉnh thoảng đúng. Nhưng trong nhiều trường hợp online xuất hiện với cái giá phải trả của offline, và có một sự khác biệt căn bản giữa hai loại hình. Các cộng đồng bằng xương bằng thịt có một chiều sâu mà những cộng đồng ảo không thể theo kịp, ít ra là không kịp trong tương lai gần. Nếu tôi nằm bệnh tại nhà ở Israel, thì bạn bè trên mạng của tôi tận California có thể nói chuyện với tôi, nhưng họ không thể mang đến cho tôi một chén súp hay một tách trà được.
Con người có các tổ chức. Trong thế kỉ vừa qua, công nghệ đã và đang tách chúng ta ra xa các tổ chức của mình. Chúng ta đang mất dần khả năng chú ý đến cái chúng ta ngửi và nếm. Thay vào đó, chúng ta chìm đắm vào điện thoại thông minh và máy vi tính của mình. Chúng ta quan tâm đến cái xảy ra trong không gian ảo nhiều hơn cái đang xảy ra ngoài đường. Nói chuyện với nhỏ em họ của tôi ở Thụy Sĩ thì dễ, chứ cạy miệng thằng chồng đang ngồi ăn sáng thì khó khăn lắm, vì hắn cứ dán mắt vào màn hình điện thoại chứ chẳng ngó ngàng gì đến tôi.7
Ngày xưa, con người đâu thể mất cảnh giác như thế. Những người săn bắt-hái lượm ngày xưa luôn cảnh giác và chú ý cao độ. Lang thang trong rừng tìm nấm, họ quan sát mặt đất tìm xem có ụ đất nào khả nghi hay không. Họ lắng nghe tiếng động khẽ nhất trong cỏ để biết có con rắn nào đang ẩn náu hay không. Khi họ tìm thấy một bụi nấm ăn được, họ nếm nó với sự cảnh giác cao độ để phân biệt nó với các họ hàng độc hại của nó. Thành viên của các xã hội giàu có ngày nay không cần kĩ lưỡng như thế. Chúng ta có thể vừa lê bước giữa các kệ hàng trong siêu thị vừa nhắn tin cho nhau, và chúng ta có thể mua cả nghìn đĩa thức ăn tùy thích, tất cả đều được khuyên dùng bởi các tổ chức y tế nhà nước. Thế nhưng dù chúng ta chọn món gì, sau đó chúng ta lại ăn vội ăn vàng trước một màn hình, vừa kiểm tra email hay xem ti vi gì đó, trong khi chẳng mấy để ý đến hương vị thực sự.
Zuckerberg nói Facebook cam kết “tiếp tục cải thiện các công cụ của chúng ta nhằm đem lại cho bạn sức mạnh chia sẻ trải nghiệm của bạn” với mọi người.8 Thế nhưng cái người ta thật sự có thể cần đến là những công cụ kết nối các trải nghiệm riêng của họ. Với danh nghĩa “chia sẻ trải nghiệm”, người ta được khuyến khích hiểu cái xảy ra với họ theo cách người khác nhìn nhận nó. Nếu có thứ gì đó li kì xảy ra, thì bản năng từ trong máu của người dùng Facebook là móc điện thoại thông minh ra, chụp một bức ảnh, đăng nó lên mạng, và chờ thiên hạ vào ‘like’. Trong quá trình đó, họ chẳng mấy để ý xem bản thân họ cảm thấy như thế nào. Thật vậy, cái họ cảm nhận được định đoạt dần bởi các phản ứng trên mạng.
Con người tách rời các tổ chức, các cảm giác và môi trường vật chất xung quanh họ, có khả năng cảm thấy lạc lõng và mất định hướng. Các nhà bình luận thường nhóm lên cảm giác tha hóa về sự suy tàn của các tôn giáo và các liên kết quốc gia, nhưng việc mất tiếp xúc với tổ chức của bạn có khả năng quan trọng hơn thế. Loài người đã sống hàng triệu năm mà chẳng cần tôn giáo và chẳng cần quốc gia – có lẽ họ cũng có thể sống vui vẻ mà không cần đến chúng trong thế kỉ hai mươi mốt. Thế nhưng họ không thể sống vui vẻ nếu họ mất kết nối với các tổ chức của mình. Nếu bạn không cảm thấy tổ chức của bạn là nhà của mình, thì bạn sẽ không bao giờ cảm thấy thế giới là nhà của mình.
Cho đến nay, mô hình kinh doanh của Facebook khuyến khích người ta dành càng nhiều thời gian hơn trên mạng dù rằng như thế có nghĩa là sẽ dành ít thời gian và sức lực hơn cho các hoạt động đời thường. Liệu nó có thể chấp nhận một mô hình mới khuyến khích người ta chỉ lên mạng khi thật sự cần thiết, và dành nhiều bận tâm hơn cho môi trường vật chất của họ và các tổ chức và cảm giác của riêng họ? Liệu các cổ đông sẽ nghĩ gì về mô hình này? (Một thiết kế về một mô hình thay thế như vậy đã được đề xuất trong thời gian gần đây bởi Tristan Harris, một cựu nhân viên Google và là nhà triết lí công nghệ đã đưa ra một số đo mới về “thời gian hữu ích”.9)
Hạn chế của các mối quan hệ trên mạng cũng làm suy yếu giải pháp của Zuckerberg cho sự phân cực xã hội. Ông đúng khi chỉ ra rằng nếu chỉ kết nối con người và trưng cho họ những ý kiến khác nhau thì sẽ không bắt cầu nối liền các phân chia xã hội được vì “cho người ta xem một bài báo từ góc nhìn đối lập, thật ra là đào sâu thêm tình trạng phân cực bằng cách khép những góc nhìn khác là ngoại lai”. Thay vậy, Zuckerberg đề xuất rằng “các giải pháp tốt nhất để cải thiện diễn ngôn có thể đến từ việc hiểu biết lẫn nhau như toàn thể con người thay cho những ý kiến nhỏ lẻ – cái Facebook có thể thích hợp nhất để làm. Nếu chúng ta kết nối với mọi người về cái chúng ta có điểm chung – các đội thể thao, các sô truyền hình, các sở thích – thì chúng ta sẽ dễ đối thoại với nhau hơn về những cái chúng ta bất đồng ý kiến.”10
Tuy nhiên, rất khó mà hiểu biết lẫn nhau như “toàn thể” con người. Nó tiêu tốn rất nhiều thời gian, và nó đòi hỏi sự tương tác vật chất trực tiếp. Như đã lưu ý từ trước, có lẽ một Homo sapiens trung bình không có khả năng biết tường tận nhiều hơn 150 cá nhân. Về mặt lí tưởng, việc xây dựng các cộng đồng sẽ không phải một trò chơi tổng bằng không. Vượt quá một điểm mốc nhất định, thời gian và công sức bạn dành để tìm hiểu những người bạn trên mạng của mình ở Iran hay Nigeria sẽ cuỗm mất khả năng của bạn tìm hiểu những người láng giềng kế cận nhà mình.
Phép thử quan trọng của Facebook sẽ xảy đến khi một kĩ sư nào đó phát minh ra một công cụ mới khiến người ta dành ít thời gian hơn cho mua sắm trên mạng và dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động đời thường cùng với bạn bè. Liệu Facebook sẽ chấp nhận hay sẽ phớt lờ một công cụ như thế? Liệu Facebook có chọn một bước nhảy thật sự về niềm tin, và các mối bận tâm xã hội hàng đầu thay vì các mối bận tâm tài chính? Nếu nó chọn thế – và xoay sở tránh bị phá sản – thì đó sẽ là một chuyển biến to lớn.
Dành nhiều thời gian hơn cho thế giới đời thực so với các báo cáo hàng quý của nó cũng ảnh hưởng đến chính sách thuế của Facebook. Giống như Amazon, Google, Apple và một vài gã khổng lồ công nghệ khác, Facebook liên tục bị cáo buộc trốn thuế.11 Những khó khăn vốn có trong việc đánh thuế các hoạt động trên mạng tạo thêm thuận lợi cho các tập đoàn toàn cầu này tham gia mọi kiểu kế toán sáng tạo. Nếu bạn nghĩ rằng người ta sống chủ yếu trên mạng, và bạn cung cấp mọi công cụ cần thiết cho sự tồn tại trên mạng của họ, thì bạn có thể tự xem mình là một dịch vụ xã hội công ích ngay cả khi bạn trốn nộp thuế cho các chính phủ đời thường. Nhưng một khi bạn nhớ rằng con người có các tổ chức, và do đó họ vẫn cần đường xá, bệnh viện và các hệ thống cống thải, thì việc biện minh tội trốn thuế còn khó khăn hơn nhiều. Làm thế nào bạn vừa có thể tán dương các đức tính của cộng đồng vừa từ chối hỗ trợ tài chính cho các dịch vụ cộng đồng quan trọng nhất kia chứ?
Chúng ta chỉ có thể hi vọng rằng Facebook có thể thay đổi mô hình kinh doanh của nó, chấp nhận một chính sách thuế thân thiện với đời thường hơn, giúp thống nhất thế giới – và vẫn tiếp tục sinh lợi nhuận. Thế nhưng chúng ta không nên nuôi kì vọng phi thực tế về khả năng Facebook hiện thực hóa tầm nhìn cộng đồng toàn cầu của nó. Về mặt lịch sử, các tập đoàn không phải cỗ xe lí tưởng trong việc lãnh đạo xã hội và cách mạng xã hội. Chẳng sớm thì muộn, một cuộc cách mạng thật sự sẽ đòi hỏi sự hi sinh mà các tập đoàn, các nhân viên của chúng và các cổ đông của chúng không sẵn lòng thực hiện. Đó là lí do vì sao các cuộc cách mạng thiết lập nhà thờ, các đảng phái chính trị và quân đội. Cái gọi là cuộc cách mạng Facebook và Twitter ở thế giới Arab đã khởi xướng trong các cộng đồng mạng đầy hi vọng, nhưng một khi chúng hiện hữu vào thế giới đời thường đầy bừa bộn, chúng bị thống lĩnh bởi các tín đồ tôn giáo và các hội đồng quân sự. Giả sử bây giờ Facebook nhắm tới xúi giục một cuộc cách mạng toàn cầu, thì nó phải làm tốt hơn nhiều nữa cái công việc bắt cầu nối liền online và offline. Facebook cùng những gã khổng lồ online khác có xu hướng xem con người như các động vật nghe nhìn – một đôi mắt và một cặp tai kết nối với mười ngón tay, một màn hình và một thẻ tín dụng. Một bước quan trọng hướng đến thống nhất nhân loại là đánh giá cho đúng rằng con người có các tổ chức.
Dĩ nhiên, đánh giá này cũng có nhược điểm của nó. Việc nhận ra các hạn chế của các thuật toán online có thể chỉ thúc đẩy những gã khổng lồ công nghệ mở rộng thêm tầm với của chúng mà thôi. Các dụng cụ như Google Glass và các trò chơi như Pokémon Go được thiết kế để xóa nhòa sự cách biệt giữa online và offline, hợp nhất chúng thành một thực tại gia tăng duy nhất. Ở một cấp độ sâu sắc hơn nữa, các cảm biến sinh trắc học và các giao diện bộ não-máy vi tính đang tiến tới xói mòn dần ranh giới giữa máy móc điện tử và các cơ thể hữu cơ, và chui vào dưới da chúng ta theo nghĩa đen của từ. Một khi những gã khổng lồ công nghệ đạt tới các giới hạn với cơ thể người, chúng có thể tiến tới thao túng toàn bộ cơ thể của chúng ta theo kiểu y hệt như chúng hiện đang thao túng đôi mắt của chúng ta, các ngón tay và thẻ tín dụng của chúng ta. Rồi có thể chúng ta sẽ phải tiếc nhớ về những ngày xưa thân ái khi online còn tách biệt với offline.
Trích dịch từ 21 Lessons for the 21st Century - Yuval Noah Harari
Bản dịch của Trần Nghiêm