Nước nguyên chất có tồn tại không?

Hiệp Khách Quậy Có vẻ như cái gọi là nước tinh khiết rất quan trọng đối với mọi người. Các hãng nước uống đóng chai đặt chữ “pure” vào trước “fresh” và “clean” trong các quảng cáo của họ. Các công ti cấp nước chi hàng tỉ đô la trên khắp thế giới hứa hẹn lọc bỏ mọi thứ trừ H2O ra khỏi nước máy. Thậm chí còn có cả một... Xin mời đọc tiếp.

Có vẻ như cái gọi là nước tinh khiết rất quan trọng đối với mọi người. Các hãng nước uống đóng chai đặt chữ “pure” vào trước “fresh” và “clean” trong các quảng cáo của họ. Các công ti cấp nước chi hàng tỉ đô la trên khắp thế giới hứa hẹn lọc bỏ mọi thứ trừ H2O ra khỏi nước máy. Thậm chí còn có cả một ngành y học thay thế dựa trên các đặc tính tưởng tượng, có vẻ thần kì của nước siêu tinh khiết.

Tuy nhiên, vấn đề là: Nước nguyên chất không hề tồn tại. Hay, nói cho đúng, nó thật sự không thể có trên Trái Đất này.

Giáo sư hóa học May Nyman tại Đại học quốc gia Oregon cho biết vì nước háo ion quá nhanh từ môi trường xung quanh cho nên chẳng thể có nước thật sự nguyên chất.

“Nước tuyệt đối tinh khiết không hề tồn tại,” Nyman nói.

Nước nguyên chất

Nước thật sự “thích” hòa tan các chất khác vào trong nó. Đó là vì các phân tử có hình dạng Chuột Mickey kì lạ, với hai hạt nhân hydrogen ở một đầu và một hạt nhân oxygen ở đầu kia, mỗi đầu có điện tích khác nhau. Phân tử nước sử dụng các liên kết hydrogen tích điện đó để tương tác và bám lấy nhau, nhưng chúng cũng bám vào bất kì phân tử nào tiếp cận chúng. Cho nên có khả năng rất cao nước sẽ hòa tan vào trong nó một chút vật thể nào đó mà nó tiếp xúc.

Và một mẩu nước càng tinh khiết bao nhiêu, thì nó sẽ càng háo hòa tan ion từ bất kì vật nào mà nó chạm phải bấy nhiêu.

Điều đó làm hạn chế khả năng của con người sản xuất nước nguyên chất, bởi vì ở một lúc nào đó nó sẽ bắt đầu hòa tan thành bình chứa nó.

Một khẳng định được trích dẫn rộng rãi trong cộng đồng hóa học gắn liền với Hồ Baikal ở nước Nga, nơi có vô số cá thể tôm ăn-lọc đặc biệt tiêu thụ vật chất hữu cơ, loại bỏ các tạp chất ra khỏi nước.

“Hồi những năm 1990, người ta tuyên bố rằng Hồ Baikal có nước tinh khiết đến mức nếu bạn múc một cốc nước này, thì nước sẽ bắt đầu ăn mòn cái cốc,” Nyman nói, “bởi vì nước thích ion, và nó cứ thế rứt ion ra khỏi cốc vào trong dung dịch.”

Nyman cho biết ái lực này quá mạnh để các nhà khoa học chế ngự hoàn toàn thậm chí trong môi trường phòng thí nghiệm vô trùng. Bất kì thứ gì mà một mẩu nước rất tinh khiết chạm phải, như một chút bụi hay một bình chứa bằng plastic, đều sẽ để lại vết tích của nó ở trong nước.

Rất ít tình huống đòi hỏi nước hoàn toàn nguyên chất. Đó là lí do vì sao nước máy ở đa số nơi (không phải mọi nơi nhé) trong nước Mĩ hoàn toàn an toàn để uống, mặc dù nếm có thể khác nhau. Và ngay cả với những dự án khoa học đòi hỏi nước rất tinh khiết, theo Nyman, thì nước chưng cất vẫn có lẫn một vài tạp chất.

Còn nước nguyên chất hoàn hảo ư? Nó không tồn tại đâu.

Nguồn: Live Science

Bài trước | Bài kế tiếp

Mời đọc thêm