Hiệp Khách Quậy Synlight là tập hợp lớn nhất gồm các đèn chiếu phim được lắp đặt trong một căn phòng, và các nhà khoa học ở Đức chuẩn bị bật chúng lên cùng lúc nhằm theo đuổi nguồn năng lượng hiệu quả và có thể hồi phục. Xin mời đọc tiếp.
Synlight là tập hợp lớn nhất gồm các đèn chiếu phim được lắp đặt trong một căn phòng, và các nhà khoa học ở Đức chuẩn bị bật chúng lên cùng lúc nhằm theo đuổi nguồn năng lượng hiệu quả và có thể hồi phục.
Thí nghiệm ‘mặt trời nhân tạo lớn nhất’ thế giới này đang diễn ra ở Jülich, một thị trấn nằm cách Cologne 30 km về phía tây, và nó được thiết kế bởi các nhà khoa học đến từ Trung tâm Hàng không Vũ trụ Đức (DLR). Thiết bị bao gồm 140 đèn chiếu phim cấp công nghiệp, và mỗi đèn có công suất gấp khoảng 4000 lần công suất bóng đèn trung bình.
Khi mặt trời nhân tạo này bùng sáng, nó tạo ra ánh sáng mạnh gấp 10.000 lần ánh sáng mặt trời tự nhiên trên Trái Đất. Quay các đèn và tập trung chúng lên một điểm có thể tạo ra nhiệt độ khoảng 3500 Celsius, nóng gấp 3 lần nhiệt tạo ra bởi lò luyện kim.
Ảnh: Trung tâm Hàng không Vũ trụ Đức
Mỗi ngày, một lượng năng lượng khổng lồ đi tới Trái Đất dưới dạng ánh sáng đến từ Mặt Trời. Trong khi chúng ta thật sự đã có nhiều cách khai thác năng lượng Mặt Trời, ví dụ qua các tấm pin mặt trời, nhưng phần nhiều năng lượng này vẫn chưa khai thác. Các nhà khoa học hi vọng thí nghiệm của họ với Synlight sẽ làm rõ các cách khai thác phần năng lượng lãng phí đó.
Tuy nhiên, thí nghiệm này không phải chẳng rủi ro và tốn kém. “Nếu bạn bước vào trong căn phòng nơi thí nghiệm đã bật, thì bạn sẽ bị thiêu rụi ngay,” Bernard Hoffschmidt thuộc DLR phát biểu với tờ The Guardian. Để an toàn, thí nghiệm sẽ diễn ra bên trong một buồng bức xạ được bảo vệ. Mặt trời nhân tạo này tiêu thụ lượng năng lượng khổng lồ khi nó bùng cháy – một phiên hoạt động bốn giờ tiêu thụ lượng điện năng bằng một hộ gia đình bốn người sử dụng trong một năm – vì thế nó khá tốn kém.
Tuy nhiên, khoản chi phí này sẽ là đáng giá nếu thí nghiệm Synlight đưa đến một nguồn năng lượng hiệu quả hơn và sạch hơn cho tương lai. Mục tiêu trước hết là xác định cơ cấu tối ưu cần thiết để sử dụng ánh sáng mặt trời gây ra một phản ứng sản sinh nhiên liệu hydrogen – một nguồn nhiên liệu sạch tiềm năng cho xe hơi và máy bay. “Chúng ta cần hàng tỉ tấn hydrogen nếu chúng ta muốn lái [máy bay] và xe hơi bằng nhiên liệu không thải CO2,” Hoffschmidt giải thích. “Sự biến đổi khí hậu đang nhanh dần, vì thế chúng ta cần tăng tốc đổi mới.”
Trong tương lai, người ta có thể sử dụng thí nghiệm này để kiểm tra độ bền của các bộ phận du hành vũ trụ khi bị bắn phá bởi bức xạ mặt trời, vì thế Synlight không những giúp chúng ta giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng của chúng ta ngay trên Trái Đất này, mà nó còn giúp chúng ta thám hiểm những thế giới nằm ngoài Trái Đất nữa.
Nguồn: The Guardian, Physorg